Sử dụng biện pháp tài sản đảm bảo nợ vay

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 71 - 73)

- Tín dụng tuần hoàn

a. Sử dụng biện pháp tài sản đảm bảo nợ vay

Tùy vào định hạng tín dụng mà chi nhánh yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo theo tỷ lệ như bảng

Bảng 2.3. Tỷ lệ tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp vay vốn

Định hạng tín dụng nội bộ AAA AA A BBB

1.Tỷ lệ tài sản đảm bảo vay ngắn hạn 20% 30% 50% 70%

2.Tỷ lệ tài sản đảm bảo vay trung dài hạn 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Báo xếp hạng khách hàng năm 2016, 2017, 2018)

hợp lý và phù hợp với bối cảnh cạnh tranh trên địa bàn trong giai đoạn 2016- 2018. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, Chi nhánh yêu cầu tài sản đảm bảo với tỷ lệ như bảng 2.3 là chưa hoàn toàn hợp lý với tình hình khó khăn của thị trường bất động sản, cũng như RRTD của ngành này trong giai đoạn hiện nay.

Về định giá tài sản đảm bảo, hiện nay Chi nhánh thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo chủ yếu theo giá trị thị trường và theo giá trị sổ sách. Việc định giá theo giá trị thị trường chưa được đồng nhất giữa các cán bộ định giá do nguồn thông tin thu thập từ nguồn rao bán tài sản trên internet rất đa dạng và đây là nguồn thông tin chưa đáng tin cậy, không phải là giá giao dịch thực tế.

Về công tác kiểm tra tài sản đảm bảo, công tác kiểm tra tài sản đảm bảo chưa được quan tâm đúng mức, chưa được thực hiện kịp thời. Định kỳ 12 tháng 1 lần kiểm tra tài sản đảm bảo, dẫn đến có một số tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị còn lại của doanh nghiệp bị hỏng, lạc hậu về công nghệ. Do đó trong năm 2018, Chi nhánh phải dùng nguồn dự phòng rủi ro để xử lý 228 triệu đồng nợ xấu của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số tài sản là tài sản hình thành trên đất thuê nên trong thực tế rất khó xử lý để thu hồi nợ xấu. Chính vì một số tài sản thiếu tính thanh khoản nên Chi nhánh không bán được các tài sản trên để xử lý. Để thu hồi được số nợ xấu trên, Chi nhánh phải thực hiện biện pháp kiện ra tòa án mới có thể thu hồi được.

Về số tiền cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo, Chi nhánh thực hiện theo hướng dẫn của BIDV. Cụ thể đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản như máy móc thiết bị,... cho vay tối đa 80% giá trị tài sản; đối với tiền gửi, giấy tờ có giá do BIDV phát hành, cho vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo.

Về công tác định giá lại tài sản đảm bảo, Chi nhánh tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo 12 tháng/lần do đó chưa phù hợp với tình hình biến động của

thị trường bất động sản như hiện nay, giá trị tài sản đảm bảo sẽ không được định giá kịp thời và sẽ chênh lệch so với giá trị thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 71 - 73)