- Tín dụng tuần hoàn
b. Nguyên nhân bên trong
3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VN VÀ BIDV 1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Phát triển thị trường mua bán nợ
Hiện nay, tại Việt Nam có một số công ty mua bán nợ, tuy nhiên, qui mô vốn kinh doanh của công ty này còn nhỏ, chủ yếu là mua các khoản nợ xấu có
qui mô nhỏ của NHTM. Do đó chưa tạo ra một thị trường mua bán nợ sôi động, việc mua bán nợ trên thị trường hiện nay rất hạn chế, quy mô mua bán nhỏ. Các NHTM cũng có thể mua bán nợ với nhau, tuy nhiên trong thực tế thị trường này hầu như không phát triển. Nếu thị trường mua bán nợ phát triển thì đây là giải pháp để NHTM có thể cơ cấu lại danh mục cho vay của mình, thêm các công cụ để chuyển giao RRTD.
Cho phép ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính trích dự phòng rủi ro cao hơn mức qui định
Trích dự phòng rủi ro thực chất là trích dần các khoản tổn thất tín dụng. Tổn thất tín dụng thực chất khó có thể lượng hóa được bằng một con số chính xác tại thời điểm trích lập dự phòng do đó quy định một mức tổn thất cố định trên dư nợ vay theo nhóm nợ là xác định một cách tương đối tổn thất trong tương lai. Để ngày càng lành mạnh hóa khả năng tài chính và nâng cao mức chịu đựng RRTD của NHTM, NHNN Việt Nam nên cho phép các NHTM có tiềm lực tài chính có thể trích dự phòng rủi ro cao hơn so với mức qui định hiện nay.Tuy nhiên, để hạn chế các NHTM xem đây là công cụ để điều tiết lợi nhuận, các NHTM phải đăng ký với NHNN cơ sở tính toán mức dự phòng tăng thêm này và cam kết sử dụng phương pháp trích dự phòng rủi ro này trong một thời gian nhất định.