- Tín dụng tuần hoàn
b. Nguyên nhân bên trong
3.2.1. Các khuyến nghị nhằm né tránh rủi ro
Thứ nhất, Định hướng công tác phát triển khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay dài hạn.
Để duy trì chất lượng tín dụng như hiện Chi nhánh cần có định hướng khách hàng cụ thể. Chi nhánh cần tập trung phát triển tín dụng dài hạn đối với doanh nghiệp xếp hạng từ A trở lên, giảm tỷ trọng dư nợ của khách hàng có định hạng BB. Đặc biệt, Chi nhánh cũng cần tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhằm phân tán rủi ro tín dụng .
Chi nhánh chỉ nên phát triển tín dụng dài hạn đối với doanh nghiệp có định hạng BBB, BB trong các lĩnh vực ít rủi ro hơn như các ngành thương mại dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh vật liệu xây dựng.
Thứ hai, Hoàn thiện tiêu chí cho vay bất động sản và tín chấp
nay. Do vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, Chi nhánh yêu cầu phải có tài sản đảm bảo tối thiểu 100% dư nợ vay vốn, phải có tối thiểu 30% vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Sở dĩ phải yêu cầu như vậy vì tình hình biến động giá bất động sản hiện nay rất khó lường. Nếu giá bất động sản đi xuống thì giá trị vốn vay của ngân hàng cũng bị giảm giá theo (vì tài sản hình thành từ vốn vay là bất động sản) nên phải có vốn tự có tham gia nhằm giảm thiểu tổn thất do giá trị của vốn vay trên thị trường giảm.
Bên cạnh đó cần giảm tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản
Để hạn chế rủi ro bán không được tài sản trong điều kiện thị trường bất động sản đang đóng băng như hiện nay, Chi nhánh cần giảm 10% tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản, tức là chỉ cho vay 70% giá trị tài sản đảm bảo. Có như vậy, khi phát mãi tài sản Chi nhánh mới có thể giảm giá bán 10% so với giá thị trường để vừa đảm bảo tăng tính thanh khoản của tài sản vừa đảm bảo giá bán không thấp hơn dư nợ và lãi vay ngân hàng.
Việc Chi nhánh cho vay tín chấp đối với các DN có định hạng tín dụng AA trở lên, không có phát sinh nợ quá hạn trong vòng 12 tháng là tốt. Tuy nhiên, Cán bộ quan hệ khách hàng có thể lợi dụng tiêu chí này để cho vay tín chấp đối với những DN có đầy đủ tài sản đảm bảo nhưng không thế chấp tại Chi nhánh. Hậu quả của việc này là DN có thể dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho các NHTM khác trên địa bàn. Khi DN kinh doanh khó khăn, DN bị xuống hạng và không đạt tiêu chuẩn cho vay tín chấp, khi đó Chi nhánh yêu cầu DN phải bổ sung tài sản đảm bảo thì DN không còn tài sản đảm bảo để thế chấp. Vì vậy, Chi nhánh cần hoàn thiện tiêu chí cho vay tín chấp theo hướng:
đảm bảo, chi nhánh vẫn yêu cầu DN thế chấp tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn.
+ Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện cho vay tín chấp nhưng không còn tài sản đảm bảo, Chi nhánh nên thỏa thuận với doanh nghiệp điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng về tài sản đảm bảo nếu DN bị xuống hạng tín dụng. Cụ thể, DN phải dùng tài sản đảm bảo bổ sung của bên thứ ba để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ ngân hàng khi DN bị xuống hạng hoặc chấp nhận để Chi nhánh thu nợ trước hạn để đảm bảo tỷ lệ dư nợ tối đa trên tài sản đảm bảo.
Không cho vay tín chấp đối với các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.
Chi nhánh chỉ nên cho vay có thế chấp 100% đối với các lĩnh vực có mức độ RRTD cao như bất động sản, chứng khoán nhằm đảm bảo các rủi ro tín dụng trong lĩnh vực này
Đối với các nhà cung cấp của doanh nghiệp vay vốn: Yêu cầu các nhà cung cấp của DN ứng trước tiền mua vật tư hàng hóa phải có bảo lãnh ứng trước của ngân hàng có uy tín. Ngoài ra, đối với các hợp đồng mua bán vật tư hàng hóa có giá trị lớn, Chi nhánh yêu cầu nhà cung cấp phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng để đảm bảo cho nguồn cung cấp vật tư, hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DN được liên tục và không bị gián đoạn.
Đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vay vốn: Khi bán hàng chưa thanh toán tiền, DN phải yêu cầu nhà tiêu thụ có bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng có uy tín. Đối với các hợp đồng thi công xây dựng các công trình, yêu cầu chủ đầu tư phải ứng trước vốn và xem như đây là khoản đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán với DN vay vốn.:
Thứ ba, Bổ sung điều khoản hạn chế rủi ro tín dụng trong hợp đồng tín dụng
Để đảm bảo một số biện pháp quản trị RRTD có tính pháp lý, Chi nhánh cần thỏa thuận với DN nội dung các biện pháp như vốn tự có tham gia, các
trường hợp bổ sung tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ vay, tăng giảm lãi suất theo mức độ rủi ro của DN... trong các hợp đồng tín dụng.
- Đối với điều khoản bổ sung tài sản đảm bảo, Chi nhánh thêm vào hợp đồng các trường hợp phải bổ sung tài sản đảm bảo như khi DN bị xuống hạng thấp hơn, khi tài sản đảm bảo của DN bị xuống giá.
- Đối với điều khoản thu nợ trước hạn, ngoài các điều khoản như đã cam kết như hiện nay Chi nhánh cần bổ sung trường hợp thu nợ trước hạn khi tài sản đảm bảo của DN không đáp ứng các qui định của ngân hàng.
- Đối với điều khoản giảm dần dư nợ vay, Chi nhánh bổ sung ngân hàng cho vay giảm dần dư nợ vay nếu DN kinh doanh thua lỗ. Ngân hàng xem xét cho vay từng món căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời căn cứ vào số tiền trả nợ vay của DN.
- Đối với điều khoản lãi suất, Chi nhánh bổ sung lãi suất sẽ thay đổi tương ứng với mức định hạng của DN tại các thời điểm định hạng 31/01, 30/06, 30/09, 31/12.
Việc bổ sung các điều khoản hạn chế rủi ro tín dụng như trên, hoạt động cho vay DN của Chi nhánh mới vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đảm bảo triển khai kịp thời các biện pháp quản trị RRTD nhằm ngăn ngừa kịp thời rủi ro tín dụng cũng như giảm thiểu tổn thất trong cho vay DN.
Thứ tư, Đánh giá giới hạn tín dụng trên một khách hàng định kỳ tối thiểu 3 tháng một lần
Khi DN không đạt kế hoạch doanh thu như đã cam kết điều này đồng nghĩa với việc DN sẽ không sử dụng hết giới hạn tín dụng đã cấp. Do đó DN có thể lợi dụng giới hạn tín dụng dư ra, lập chứng từ giả để rút vốn vay cho các mục đích khác như mua bất động sản, tài sản cố định .... dẫn đến RRTD. Để phòng ngừa DN sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ quan hệ khách hàng phải thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của DN,
tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên kiểm tra thực tế hàng tồn kho, tình hình thi công các công trình xây dựng, dự án đầu tư. Nếu có nghi ngờ DN, cán bộ phải thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ chứng từ giải ngân và có biện pháp thu hồi phần đã cho vay sai mục đích.Tối thiểu 3 tháng 1 lần hoặc khi xét thấy có các dấu hiệu DN không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, Chi nhánh nên có đánh giá tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng, tính toán vật tư đảm bảo. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp dư thừa giới hạn tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng đề nghị xác định lại giới hạn tín dụng mới cho phù hợp hơn.
Thứ năm, Hoàn thiện công tác thu thập thông tin để định giá tài sản đảm bảo
Giá của tài sản đảm bảo cần phải được định giá chính xác, sát với giá trên thị trường. Để công tác định giá được chính xác, ngăn ngừa rủi ro đạo đức nghề nghiệp, Chi nhánh phải tìm kiếm được giá giao dịch thành công của tài sản đảm bảo trên thị trường tại thời điểm định giá. Nếu tài sản cần định giá không có giao dịch thực tế trên thị trường, Chi nhánh có thể tìm tài sản tương đương để định giá. Đối với bất động sản Chi nhánh có thể tìm kiếm giá giao dịch thành công tại các sàn giao dịch bất động sản hoặc giá mua bán thực tế tại các trung tâm môi giới bất động sản. Có như vậy, nguồn thông tin sử dụng để định giá mới đảm bảo.