- Tín dụng tuần hoàn
b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng
Đối với các khoản nợ không thể thực hiện được biện pháp né tránh hoàn toàn rủi ro tín dụng, NHTM tiến hành các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tín dụng không để nó xảy ra. Vậy ngăn ngừa RRTD trong cho vay dài hạn DN là gì? Theo cách hiểu thông thường thì ngăn ngừa là các hoạt động nhằm ngăn cản khả năng xảy ra sự việc không mong muốn nào đó nhằm giảm thiểu tổn thất do sự việc đó xảy ra.Với ý nghĩa như vậy, ngăn ngừa RRTD trong cho vay dài hạn DN là các hoạt động của NHTM nhằm vào các nhân tố có thể mang lại rủi ro để ngăn cản khả năng xảy ra RRTD, giảm thiểu tổn thất vốn của NHTM. Các hoạt động này được tiến hành trước khi RRTD xảy ra căn cứ vào kết quả nhận dạng và đánh giá RRTD trong cho vay DN. Bên cạnh đó hoạt động này thường được thực hiện trong và sau khi cho vay. Các biện pháp ngăn ngừa RRTD trong cho vay DN thường gồm:
-Yêu cầu doanh nghiệp vay vốn có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư
NHTM chỉ cho vay khi DN có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án. Đây là biện pháp nhằm tăng trách nhiệm sử dụng vốn vay của DN vay vốn. Mức độ vốn tự có của DN tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ RRTD được NHTM đánh giá và mức độ tín nhiệm của DN trong quá trình vay vốn.
Yêu cầu của biện pháp vốn tự có tham gia:
Để biện pháp được thực hiện tốt NHTM yêu cầu vốn tự có của DN phải được giải ngân trước hoặc song song với vốn vay và biện pháp này phải được NHTM thỏa thuận với DN trong hợp đồng tín dụng.
- Tổ chức công tác cho vay nhằm hạn chế được rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
thành 3 bộ phận riêng biệt. Sự độc lập giữa đề xuất tín dụng và thẩm định rủi ro giúp cho quá trình phê duyệt được khách quan hơn, hạn chế ý chí chủ quan trong phê duyệt, hạn chế gian lận trong quá trình giải ngân, hồ sơ giả hoặc ngăn ngừa RRTD do đạo đức cán bộ làm công tác tín dụng xuống cấp, gây tổn thất như: tự ý sửa chữa hồ sơ nhập vào phần mềm quản lý tín dụng để rút tiền ngân hàng, ‘vay ké’, tham nhũng…
+ Phân cấp mức phán quyết cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng: Mục đích của việc phân cấp phán quyết cho vay là để công tác cho vay của ngân hàng được xem xét thận trọng tương ứng với mức độ RRTD và trình độ của cán bộ.
+ Xây dựng qui trình cho vay tương ứng với từng mức rủi ro tín dụng: Mỗi một sản phẩm cho vay đều có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau, có đặc điểm riêng. Do vậy để hạn chế được RRTD, NHTM ban hành qui trình cho vay theo từng sản phẩm cho vay.
+ Thực hiện việc giám sát quá trình vay vốn của doanh nghiệp nhằm không để xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng, giám sát dòng tiền...
- Sử dụng các biện pháp tài chính
Để đảm bảo DN sử dụng vốn vay có hiệu quả, NHTM thường thỏa thuận với DN các điều kiện vay vốn trước khi giải ngân như lãi suất, lãi quá hạn, phí gia hạn, phí cơ cấu lại thời hạn. Đây là biện pháp tác động vào DN , yêu cầu DN phải sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nếu không sử dụng vốn vay có hiệu quả dẫn đến trả nợ vay không đúng hạn, phải gia hạn hoặc quá hạn thì DN sẽ bị mất đi một khoản chi phí cơ cấu, lãi phạt.
- Thu nợ trước hạn
Thu nợ trước hạn là biện pháp theo đó, NHTM thu hồi nợ vay trước ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng do khách hàng không thực hiện
đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc NHTM cho DN trả nợ trước hạn khi NHTM phát hiện các dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể dẫn đến trả nợ không đúng hạn. Nguồn thu nợ là nguồn vốn tự có, tiền bán hàng của DN. Để biện pháp thu nợ được thực hiện tốt trong các hợp đồng tín dụng, NHTM phải thỏa thuận các trường hợp thu nợ trước hạn.