- Tín dụng tuần hoàn
c. Giảm thiểu tổn thất
Né tránh, ngăn ngừa rủi ro tín dụng là những biện pháp can thiệp vào xác suất xảy ra RRTD trong cho vay DN. Tuy nhiên, có những RRTD mà NHTM không thể ngăn ngừa hoặc chỉ ngăn ngừa một phần. Để bổ sung vào các biện pháp quản trị RRTD, NHTM sử dụng biện pháp giảm thiểu tổn thất. Giảm thiểu tổn thất trong cho vay DN là biện pháp của NHTM thực hiện trước khi RRTD xảy ra.Các biện pháp giảm thiểu tổn thất thường sử dụng trong cho vay DN là:
- Tài sản đảm bảo nợ vay
Tài sản đảm bảo nợ vay là những tài sản thuộc sở hữu của DN dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phí liên quan cho ngân hàng theo các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tài sản đảm bảo nợ vay là biện pháp giúp NHTM nắm được thế chủ động trong kiểm soát vốn vay. Nó vừa là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng vừa là biện pháp giảm thiểu tổn thất. Khi thế chấp tài sản DN có trách nhiệm trong việc trả nợ vay đúng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo vốn vay trên dư nợ vay tùy thuộc vào mức độ RRTD mà NHTM đánh giá đối với từng DN trong từng thời kỳ. NHTM yêu cầu DN bổ sung tài sản đảm bảo khi DN bị xuống hạng hoặc tài sản đảm bảo của DN bị giảm giá so với giá trị NHTM đã định giá tại thời điểm ký hợp đồng.
Để biện pháp này được thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi NHTM phải thực hiện tốt một số công tác sau:
+ Định giá tài sản đúng giá thị trường: Công tác định giá tài sản đảm bảo phải đảm bảo chính xác, đúng với giá trị thị trường và tại mọi thời điểm NHTM phải đảm bảo giá trị tài sản đảm bảo không thấp hơn giá trị thị trường; + Chọn lọc tài sản đảm bảo có tính thanh khoản: NHTM cần chấp nhận những tài sản đảm bảo có tính thanh khoản nhằm đảm bảo tài sản bán được trên thị trường khi doanh nghiệp không trả được nợ vay;
+ Định kỳ tài sản đảm bảo phải được NHTM kiểm tra để đảm bảo tài sản không bị mất mát, không bị DN;
+ Trong điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, NHTM thỏa thuận với DN các trường hợp bổ sung tài sản đảm bảo.
- Lập quỹ dự phòng rủi ro
Khi đã chấp nhận rủi ro thì NHTM phải dự trù về nguồn tài chính để khi rủi ro xảy ra thì sẽ khắc phục được kịp thời nhằm bù đắp những tổn thất mất mát. Khi giải ngân, việc cho vay của ngân hàng được chính thức ghi nhận trên sổ sách kế toán và đồng thời là thời điểm ngân hàng phải luôn đối diện với rủi ro tín dụng do vậy cần phải thực hiện trích dự phòng rủi ro. “Trích dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay”.
Quỹ dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng rủi ro cụ thể và dự phòng chung. Mức trích dự phòng rủi ro cụ thể là mức độ tổn thất tín dụng do vậy nó phục thuộc vào: (i) Mức độ rủi ro của từng DN vay vốn; (ii) Giá trị tài sản đảm bảo. Mức trích dự phòng chung không phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, mức độ rủi ro của DN vay vốn.
- Áp dụng lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro tín dụng
Lãi suất cho vay theo mức RRTD nhằm giúp cho NHTM bù rủi ro tín dụng. DNcó xếp hạng tín dụng nội bộ AAA sẽ có lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay đối với các DN có mức định hạng thấp hơn như BBB,BB ....
Việc áp dụng lãi suất vay vốn theo mức độ rủi ro tín dụng, tạo động lực cho DN luôn phải phấn đấu nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý để được NHTM nâng hạng tín dụng.
- Giảm dần dư nợ vay
Trong quá trình nhận diện, đánh giá RRTD trong cho vay dài hạn DN, NHTM nhận thấy tình hình tài chính của DN giảm sút chẳng hạn như kinh doanh thua lỗ và DN bị xuống hạng, tùy vào mức độ mà NHTM sẽ hạn chế cho vay và rút dần dư nợ vay. Trong trường hợp này NHTM chỉ áp dụng phương thức cho vay theo từng món cụ thể nếu thẩm định có hiệu quả, có khả năng thu hồi gốc, lãi vay và có khả năng cải thiện được tình hình tài chính.
Để biện pháp này có tính khả thi, trong các hợp đồng tín dụng NHTM phải có các thỏa thuận các trường hợp giảm dần dư nợ vay.