- Tín dụng tuần hoàn
b. Nguyên nhân bên trong
3.2.3. Các khuyến nghị nhằm hỗ trợ cho công tác quản trị RRTD trong cho vay dài hạn doanh nghiệp tại Chi nhánh
cho vay dài hạn doanh nghiệp tại Chi nhánh
Thứ nhất, Nâng cao trình độ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cán bộ làm công tác tín dụng.
Về trình độ chuyên môn:
Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành công của bất kỳ DN nào, lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức cần thiết. Lợi thế của BIDV Đà Nẵng là có một đội ngũ nhân sự làm công tác tín dụng trẻ, năng động, nhiệt huyết và được trang bị đầy đủ kiến thức tài chính ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu công tác trong môi trường hoạt động của ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên do đa phần là nhân viên trẻ nên kinh nghiệm công tác còn hạn chế, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề, nhất là các vấn đề về rủi ro còn thiếu chiều sâu. Do vậy để góp phần hoàn thiện công tác quản trị RRTD, BIDV Đà Nẵng cũng cần chú trọng nhiều hơn đến việc kiện toàn chất lượng đội ngũ nhân sự,nhất là lực lượng làm công tác tín dụng và thẩm định.Thường xuyên tổ chức đào tạo, cung cấp cho họ những kinh nghiệm thực tế từ khâu tìm kiếm khách hàng cho đến phân tích dữ liệu, đào tạo các các kỹ năng thu thập và chọn lọc thông tin, kỹ năng đàm phán khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khi có nền tảng kiến thức vững chắc thì rủi ro chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.
Về đạo đức nghề nghiệp và ý thức tuân thủ trong việc thực hiện công tác cho vay.
Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, ngân hàng biểu dương, khen ngợi, tương thưởng xác đáng cả về vật chất lẫn tinh thần, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật; thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của NHTM sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
Bất kỳ hoạt động quản lý nào ngày nay cũng cần có sự hỗ trợ của công nghệ, công tác quản trị RRTD cũng vậy nếu chi nhánh xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác quản trị RRTD thì hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng được nâng cao. Hiện nay, công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh cần áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực sau:
- Tính toán dự phòng RRTD từ đó tính toán mức lãi suất cụ thể cho từng khách hàng vay vốn theo mức bù rủi ro tín dụng. Chi nhánh cần xây dựng phần mềm tính toán dự phòng RRTD từ đó có những chính sách kịp thời về điều hành lãi suất cho vay, kiểm soát được tổn thất dự kiến tại mọi thời điểm. Có những khuyến nghị kịp thời với NHNN về công tác trích lập dự phòng rủi ro. Ước tính được tổn thất trong cho vay DN là cách thức để Chi nhánh đối chiếu lại quá trình định hạng DN, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro hiện nay tại Chi nhánh.
- Tính toán dư nợ tín dụng theo từng ngành kinh tế. Chi nhánh cần triển khai chương trình tính toán số dư bình quân và số dư cuối kỳ theo ngành kinh tế. Chương trình này phục vụ cho Chi nhánh trong công tác quản trị giới hạn tín dụng theo từng ngành kinh tế tại mọi thời điểm, giúp cho Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh có những tham mưu kịp thời cho Giám đốc về định hướng giới hạn tín dụng theo từng ngành kinh tế.
- Chi nhánh cần xây dựng những phần mềm hỗ trợ quản lý tác nghiệp của cán bộ quan hệ khách hàng như phần mềm cảnh báo tài sản đảm bảo chưa được định giá đúng hạn, tài sản đảm bảo chưa được kiểm tra,…