- Tín dụng tuần hoàn
d. Đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro
2.4.2. Những mặt tồn tạ
BIDV Đà Nẵng chưa xây dựng được chính sách tín dụng riêng mà chủ yếu áp dụng các chính sách, qui định của BIDV. Điều này chưa phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn TP Đà Nẵng, cũng như các đặc thù về kinh tế xã hội tại TP Đà Nẵng. Cụ thể:
Các tiêu chuẩn sàng lọc khách hàng, chính sách đảm bảo tiền vay, vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản chưa phù hợp với tình hình biến động của thị trường bất động sản trên địa bàn. Các doanh nghiệp có kết quả định hạng BBB bị suy giảm khả năng trả nợ trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay nhưng khi vay vốn chỉ cần đáp ứng tỷ lệ tài sản đảm bảo nợ vay 70% và không qui định vốn tự có tham gia là chưa hợp lý. Tiêu chí cho vay tín chấp chưa được qui định chặt chẽ, dễ bị cán bộ quan hệ khách hàng lợi dụng áp dụng mặc dù doanh nghiệp vẫn còn tài sản chưa thế chấp cho bất kỳ ngân hàng nào.
Chi nhánh chưa đưa ra các giới hạn an toàn để kiểm soát rủi ro tín dụng trong các lĩnh vực có rủi ro cao, dẫn đến dư nợ vay tập trung vào một số ngành, một số doanh nghiệp lớn. Chi nhánh cũng chưa có các qui định kết hợp giữa các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay dài hạn doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp trên địa bàn để tạo điều kiện tốt cho công tác phát triển tín dụng tại Chi nhánh. Chi nhánh chưa áp dụng lãi suất vay vốn tương ứng với mức rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Việc triển khai biện pháp đảm bảo tài sản trong phòng ngừa rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế. Giá của tài sản đảm bảo chưa đúng với giá thị trường do nguồn thông tin sử dụng để định giá chưa tin cậy, công tác định giá lại chưa bám sát với biến động giá cả tài sản đảm bảo trên thị trường nhất là đối với tài sản là bất động sản.Thêm vào đó, một số tài sản đảm bảo có tính thanh khoản rất thấp như tài sản thế chấp hình thành trên đất thuê, tài sản thế chấp nằm ở các vùng xa trung tâm thành phố, một số tài sản là máy móc thiết bị bị hư hỏng.... dẫn đến không bán được tài sản để thu hồi được nợ.
Việc kiểm tra giám sát vốn vay, và xác định giới hạn tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản trị rủi ro tín dụng, chưa sát với tình hình thực tế như việc giám sát vốn vay chỉ căn cứ trên báo cáo mà chưa xem xét các báo cáo đó có phản ảnh đúng các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp hay không, thời gian tính toán lại giới hạn tín dụng dài (12 tháng) nên chưa đảm bảo giới hạn tín dụng sát với nhu cầu vốn vay thực tế của doanh nghiệp. Điều này dễ dẫn đến rủi ro doanh nghiệp lập báo cáo giả để phục vụ cho công tác giám sát của cán bộ quan hệ khách hàng, hoặc lập chứng từ giả để rút vốn vay. Việc kiểm tra, giám sát theo định kỳ dễ bị doanh nghiệp nắm bắt được lịch kiểm tra nên dễ dàng đối phó. Chính vì vậy mà Chi nhánh rất khó sớm phát hiện những lỗ hổng tài chính hay phát hiện doanh nghiệp thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên nhân những tồn tại
Các hạn chế của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân sau: