Nâng cao chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 65 - 67)

- Tín dụng tuần hoàn

c. Nâng cao chất lượng thẩm định

Trên cơ sở hướng dẫn thẩm định theo quy trình của BIDV và theo thông lệ, các nội dung thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Đà Nẵng đã được cán bộ thẩm định đầy đủ nhằm có cơ sở để lựa chọn phương thức cho vay, số tiền cho vay, kỳ hạn cho vay phù hợp với từng phương án kinh doanh, dự án đầu tư.

Các nội dung thẩm định tại chi nhánh đang thực hiện cơ bản bao gồm: + Thẩm định doanh nghiệp vay vốn về phương diện quản lý, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh: Thẩm định doanh nghiệp đi vay là bước đầu tiên trong các nội dung thẩm định cho vay tại Chi nhánh. Nội dung này được thẩm định khá chi tiết và đầy đủ, bao gồm phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý, uy tín của Ban lãnh đạo và khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như của các chủ sở hữu. Tuy nhiên một số trường hợp nội dung phân tích chưa sâu, còn sơ sài như: Chưa phân tích cụ thể về chất lượng cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm của khách hàng vay so với các sản phẩm khác trên thị trường. Ngoài ra phân tích mối quan hệ với các TCTD chỉ mới nêu nhóm nợ hiện tại và đang quan hệ ở TCTD nào chứ chưa đi vào phân tích cụ thể uy tín, lịch sử giao dịch.

doanh, dự án đầu tư: Trong nội dung này BIDV Đà Nẵng rất chú trọng đến hồ sơ pháp lý của phương án kinh doanh, dự án đầu tư, đảm bảo hồ sơ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và đúng theo quy định.Về phương diện tài chính tập trung thẩm định tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của phương án kinh doanh, dự án đầu tư. Trong thực tế đối với các phương án kinh doanh việc xác định tổng nhu cầu vốn thường đơn giản và đảm bảo tính chính xác cao hơn so với dự án đầu tư. Đối với các dự án đầu tư mà BIDV Đà Nẵng cho vay thời gian qua có rất nhiều trường hợp xác định tổng mức đầu tư không hợp lý. Nguyên nhân một phần do trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người lập dự án đầu tư còn yếu hoặc cố đẩy lên cao để vay vốn được nhiều, một phần do trình độ của cán bộ còn hạn chế, đặc biệt đối với các dự án có quy mô lớn, phức tạp. Tiếp theo đó sẽ thẩm định tính khả thi của các nguồn vốn tham gia vào phương án kinh doanh, dự án đầu tư xem có đầy đủ và đảm bảo theo tiến độ hay không.

+ Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của phương án kinh doanh, dự án đầu tư: Hiệu quả tài chính của phương án kinh doanh, dự án đầu tư phụ thuộc lớn vào các thông số giả định về doanh thu, công suất, giá bán, chi phí đầu vào, ... của phương án kinh doanh, dự án đầu tư và là một trong những căn cứ quan trọng để ra quyết định cho vay. Do đó Chi nhánh rất chú trọng đến nội dung thẩm định này và thực tế các phương án kinh doanh, dự án đầu tư được thẩm định khá chi tiết, đầy đủ các khoản mục chi phí liên quan. Tuy nhiên đối với dự án đầu tư việc thẩm định hiệu quả tài chính còn nhiều bất cập như xác định công suất dự án không đúng với thực tế, xác định lãi suất chiết khấu chưa linh hoạt, tất cả dự án đều áp dụng lãi suất chiết khấu bằng với lãi suất cho vay trong khi dự án được tài trợ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, phân tích độ nhạy dự án không đồng bộ giữa các chỉ tiêu nên không đánh giá được độ nhạy của dự án đúng nghĩa.Cán bộ thẩm định căn cứ

phương án kinh doanh, dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến, dòng tiền có được từ phương án kinh doanh, dự án đầu tư để xác định các nguồnvốn có thể dùng để trả nợ và nhận xét tính khả thi của các nguồn vốn trả nợ. Đồng thời phải xem xét khả năng trả nợ có phù hợp với điều kiện về thời gian vay vốn và khả năng sinh lời của phương án kinh doanh, dự án đầu tư để bảo đảm cho việc trả nợ đúng theo lịch trả nợ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY dài hạn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 65 - 67)