- Các chỉ tiêu phản ảnh khả năng bù đắp rủi ro + Hệ số khả năng bù đắp nợ mất vốn
1.2.3. Kiểm sốt rủi ro tín dụng
Quản lý và kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTD của một NHTM, đây chính là cái hồn của quy trình RRTD. Quản lý và kiểm sốt RRTD là một hệ thống những cơng cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một Ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng.
Kiểm sốt rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể xảy ra đối với Ngân hàng.
Các kỹ thuật kiểm sốt rủi ro thơng thường được sử dụng, gồm: Né tránh; ngăn ngừa tổn thất; chuyển giao rủi ro; đa dạng hóa quản trị rủi ro tín dụng cũng áp dụng các kỹ thuật này. Cụ thể từng phương pháp như sau:
- Né tránh rủi ro: Là né tránh những hoạt động, đối tượng khách hàng, khoản tín dụng có thể làm phát sinh tổn thất bởi việc khơng thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn đến tổn thất đã được thừa nhận. Tức là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra, nếu khơng được thì thực hiện biện pháp loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.
Né tránh rủi ro là biện pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, tuy nhiên có một số hạn chế:
+ Rủi ro và lợi ích song song tồn tại, vì vậy nếu né tránh rủi ro thì cũng có thể mất lợi ích có được từ hoạt động đó.
+ Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con người và tổ chức, vì vậy coi chừng tránh rủi ro này thì chúng ta có thể gặp rủi ro khác.
+ Trong nhiều tình huống không thể đề ra giải pháp né tránh; hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động do vậy không thể rủi bỏ nguyên
nhân mà khơng loại bỏ hoạt động. Thực tế hoạt động tín dụng rất hay gặp phải điều này.
- Ngăn ngừa tổn thất: Là phương pháp tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tác động/can thiệp vào ba nhân tố mắt xích quan trọng để gây ra tổn thất của rủi ro là: Sự nguy hiểm (là những điều kiện dẫn đến tổn thất); mơi trường rủi ro (là q trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tương tác lẫn nhau, đơi khi khơng có ảnh hưởng nhưng đơi khi dẫn đến tổn thất). Điều này có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa tổn thất sẽ tập trung vào thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa; thay thế hoặc sửa đổi môi trường; thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác. Trong quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động ngăn ngừa tổn thất được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát thường xuyên của Ngân hàng đối với khoản vay/ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay, hoặc trong những giai đoạn biến động của thị trường để phát hiện kịp thời: Các nguy cơ từ phía khách hàng, các nhân tố bất lợi tác động đến đối tượng kiểm sốt và khả năng ứng phó của khách hàng vay, để có những đối sách xử lý phù hợp như tạm thời dừng cho vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm ... nhằm ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra.
- Giảm thiểu tổn thất: Là hoạt động tác động trực tiếp vào các rủi ro nhằm làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra, tức là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất. Hoạt động giảm thiểu tổn thất được thực hiện sau khi đã tiến hành các biện pháp ngăn ngừa tổn thất nhưng tổn thất vẫn xảy ra. Tuy nhiên, các biện pháp giảm thiểu tổn thất thì phải được dự kiến, xác định trước khi có tổn thất, với tính tốn kỹ lưỡng để phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất cụ thể gồm:
+ Thu hồi những tài sản còn sử dụng được sau rủi ro: Biện pháp này thường được sử dụng rộng rãi trong thực tế với nhiều lĩnh vực kinh doanh. Đây là cách dễ thực hiện và ít tổn kém nhất, chỉ với yêu cầu là nhanh chóng, kịp thời ngay khi có tổn thất. Chẳng hạn: Phong tỏa ngay tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng.
thiểu sự tác động của tổn thất thơng qua việc kiểm sốt những sự kiện khi nó xuất hiện, kiểm sốt kết quả tức thời của sự kiện hoặc là thơng qua việc kiểm sốt những hậu quả lâu dài của nó.
+ Dự phịng: Dự phịng được thực hiện bằng một tài sản dự phòng. Sự dự phòng được sử dụng trong những trường hợp có tổn thất gián tiếp là những tổn thất phát sinh từ những tổn thất trực tiếp tới tài sản. Nó thường đóng hai vai trị: Trong cả việc ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất. Sự dự phòng làm giảm khả năng tổn thất gián tiếp, bởi vì tài sản dự phịng sẵn sàng được sử dụng nếu tài sản gốc khơng cịn sử dụng được nữa. Trong quản trị rủi ro tín dụng sự dự phịng được thực hiện bằng trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
+ Phân chia rủi ro: Là một kỹ thuật với các hoạt động mà trong đó tổ chức cố gắng ngăn cách những rủi ro của nó với nhau bằng cách làm giảm sự giống nhau mà một sự kiện đơn lẻ tác động lên toàn bộ những rủi ro của tổ chức.
- Đa dạng hóa: Là việc thực hiện đa dạng lĩnh vực đầu tư, danh mục đầu tư, đối tượng đầu tư để phân tán hoặc trung hòa rủi ro. Việc tập trung quá nhiều vốn tài trợ vào một số ít lĩnh vực, đối tượng sẽ dễ dẫn đến tổn thất lớn khi rủi ro xảy ra. Đa dạng hóa danh mục/đối tượng tài trợ sẽ làm cho xác suất của rủi ro toàn bộ tài sản giảm đi và mức độ tổn thất trên tổng thể cũng sẽ giảm nhiều khi có rủi ro xảy ra đối với một lĩnh vực/đối tượng. Khi thực hiện đa dạng hóa cần phải xác định và xử lý tốt một vấn đề: Số lượng các cấu phần trong danh mục đầu tư/kinh doanh; tỷ trọng các cấu phần; rủi ro của từng cấu phần; hệ số tương quan giữa các cấu phần tham gia.
Trong quản trị rủi ro tín dụng, đa dạng hóa được thực hiện bằng cách đa dạng hóa đối tượng khách hàng, đa dạng hóa kỳ hạn và sản phẩm cho vay, hạn chế nhóm khách hàng có liên quan. Hiện nay, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cũng là một cách thức đa dạng hóa để kiểm sốt rủi ro của Ngân hàng.
- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là yếu tố căn bản, là nền tảng để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Chính sách đặt ra mục tiêu, yêu cầu, định hướng cho hoạt động tín dụng và những người làm cơng tác tín dụng. Chính sách phải
được cụ thể hốt các mục tiêu:
+ Xác định giới hạn tín dụng cho từng thành phần khách hàng và sản phẩm, khu vực kinh tế, vùng lãnh thổ, ...
+ Thị trường mục tiêu của mỗi thành phần cho vay, mức độ đa dạng hóa hoặc tập trung ưu tiên cho vay.
+ Định hướng phải luôn sát với sự thay đổi của môi trường kinh tế, chu kỳ kinh tế vì nó sẽ dẫn đến sự chuyển dịch trong thành phần và chất lượng của việc cấp
tín dụng tổng thể.
Ngồi ra cần xây dựng được hệ thống giám sát RRTD: Một nội dung quan trọng khác của công tác quản lý RRTD là giám sát kiểm tra việc thực hiện và tn thủ quy trình, chính sách về quản lý RRTD, nhằm đảm bảo chính sách quản lý RRTD đã ban hành được tuân thủ và phát huy hiệu quả trong việc hạn chế RRTD.