Công tác đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH đắk NÔNG (Trang 62 - 67)

- Thông qua việc kiểm tra thực tế

2.2.2. Công tác đo lường rủi ro

Để đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Agribank chi nhánh Đắk Nông thực hiện hoạt động này thông qua 2 bước sau:

Đo lường rủi ro thông qua cơng tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng Ngày 12/10/2011, Chủ tịch Hội đồng thành viên của Agribank ra quyết định số 1680/QĐ-HĐTV-XLRR về ban hành hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ củaAgribank, theo đó Chi nhánh đã thực hiện đo lường và lượng hố rủi ro tín dụng đối với tất cả khách hàng cá nhân thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể quy trình thực hiện chấm điểm đối với các KHCN được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Thu thập thơng tin khách hàng cá nhân

-Ngày, tháng, năm sinh;

- Trình độ học vấn;

- Cơ cấu gia đình;

-Nghề nghiệp và rủi ro nghề nghiệp;

- Mức lương và các nguồn thu nhập khác (nếu có). Bước 2: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

- Mức thu nhập ròng hàng tháng;

nợ;

- Lịch sử vay vốn của khách hàng thơng qua kênh thơng tin tín dụng CIC;

- Uy tín của đơn vị mà khách hàng công tác (đối với cho vay không bảo đảm bằng tài sản).

Bước 3: Đánh giá về tài sản bảo đảm

- Thông tin về tài sản bảo đảm và giá trị tài sản: vị trí, hướng, giá trị, khả năng chuyển nhượng;

- Tính chất sở hữu tài sản bảo đảm: Sở hữu của người vay, sở hữu của bên thứ ba, tài sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý;

-Xu hướng tăng giảm giá trị tài sản bảo đảm trong 12 tháng tiếp theo. Bước 4: Tổng hợp điểm và xêp hạng khách hàng

Kết quả chấm điểm rủi ro được ghi vào biểu mẫu “Báo cáo chấm điểm khách hàng cá nhân”. Tuỳ theo kết quả chấm điểm tín dụng, khách hàng sẽ được chia ra làm các hạng và mức rủi ro khác nhau theo bảng số 2.10 dưới đây.

Bảng 2.7 Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng Agribank

Mức điêm Xêp Hạng Phân loại/nhóm nợ Phân loại rủi ro Nhóm nợ

90-100 AAA 1 Rủi ro rất thấp Nhóm 1 80-89 AA 1 Rủi ro rất thấp 73-79 A 1 Rủi ro thấp 70-72 BBB 2 Rủi ro thấp Nhóm 2 63-69 BB 2 Rủi ro trung 60-62 B 3 Rủi ro trung Nhóm 3 56-59 CCC 3 Rủi ro cao 53-56 CC 3 Rủi ro cao 44-52 C 4 Rủi ro rất cao Nhóm 4 <44 D 5 Rủi ro đặc biệt rất cao Nhóm 5

Nguồn Agribank Chi nhánh Đắk Nơng

Để có được thang điểm như trên cán bộ tín dụng phải có những phân tích, đánh giá cụ thể cho từng chi tiêu định lượng, định tính, cụ thể như sau:

nhân thân của khách hàng, năng lực hành vi dân sự, uy tín của khách hàng qua hệ thống thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) cho biết được lịch sử tín dụng, lịch sử quan hệ với Ngân hàng. Nếu là khách hàng mới, chi nhánh tập trung thẩm định một số vấn đề chủ yếu về nhân thân, uy tín của khách hàng nơi làm việc, nơi thường trú hoặc tạm trú...

- Phân tích mục đích sử dụng vốn vay: Căn cứ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank về các mục đích sử dụng vốn bị cấm hoặc hạn chế như mua hàng hóa, sản phẩm pháp luật cấm. Qua đó đánh giá mục đích vay vốn của cá nhân đó có hợp pháp khơng, có phù hợp với thực tế hay khơng, tính khả thi khi thực hiện phương án vay vốn đó.

- Phân tích năng lực tài chính của khách hàng: Đối với cá nhân vay vốn với mục đích tiêu dùng, trả nợ từ thu nhập lương hàng tháng: chi nhánh dựa vào các thông tin thu nhập của khách hàng trong 03 tháng liền kề gần nhất (bao gồm bảng lương, sao kê tài khoản Ngân hàng của khách hàng). Dựa vào các thông tin về thu nhập, chi nhánh kiểm tra độ tin cậy của các thơng tin được cung cấp và đi vào phân tích các nội dung sau:

+ Tổng mức thu nhập hàng tháng: đánh giá mức lương, phương thức nhận lương, các khoản phụ cấp tăng thêm, mức độ ổn định của công việc, các nguồn thu nhập hợp pháp khác (nếu có);

+ Chi phí sinh hoạt: đánh giá chi phí sinh hoạt cá nhân và gia đình hàng tháng, số người phụ thuộc, các khoản dự trù phát sinh.

Đối với cá nhân vay vốn phục vụ kinh doanh: năng lực tài chính thể hiện qua quy mơ lượng hàng hóa, dịch vụ bán được trong tháng, lượng hàng hóa tồn kho, giá nhập - giá bán. Các thơng tin này có được thơng qua sổ sách ghi chép của cửa hàng, lượng giao dịch hàng hóa được thanh tốn thơng qua tài khoản Ngân hàng. Từ đó cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có đảm bảo hay khơng? qua đó xác định thời hạn cho vay và kế hoạch trả nợ cho phù hợp.

Với phương pháp đo lường như trên, đến thời điểm hiện tại 30/10/2020Agribank chi nhánh Đắk Nơng đã có danh sách những khách hàng khách hàng được phân nhóm cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Bảng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ

ĐVT: Khách hàng,%

Xêp Hạng Kêt Quả xêp hạng Tỷ lệ (%)

AAA 628 15.86% AA 966 24.39% A 2270 57.32% BBB 35 0.88% BB 19 0.48% B 9 0.23% CCC 4 0.10% CC 6 0.15% C 8 0.20% D 15 0.38% Tổng 3.960 100%

Nguồn Agribank Chi nhánh Đắk Nông

Qua kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng 3.960 khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Đắk Nơng đến 30/10/2020 cho thấy: có 1.594 khách hàng khách hàng có độ rủi ro rất thấp (chiếm 40,25 % tổng số khách hàng

được chấm điểm),2.305 khách hàng khách hàng có độ rủi ro thấp (chiếm 58,21% tổng số khách hàng được chấm điểm), 10 khách hàng khách hàng có độ

rủi ro cao (chiếm 0,25% tổng số khách hàng được chấm điểm), 8 khách hàng khách hàng có độ rủi rất ro cao (chiếm 0,2% tổng số khách hàng được chấm

điểm, 15 khách hàng khách hàng có độ rủi ro đặc biệt cao (chiếm 0,38% tổng số khách hàng được chấm điểm), qua đó có thể thấy được các khách hàng đang có

quan hệ tín dụng tại Chi nhánh được đánh giá khá cao, rủi ro tín dụng khách hàng được kiểm sốt khá tốt, phân loại là có rủi ro thấp trở lên khá nhiều, trên 98%

Đo lường rủi ro thơng qua cơng tác thẩm định tín dụng Trong hoạt động

tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng, Agribank chi nhánh Đắk Nơng đảm bảo quy định thẩm định tín dụng theo quy định của

Agribank và NHNN. Cụ thể như: tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng khơng vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt q 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN, Agribank chi nhánh Đắk Nơng ln tn thủ theo các quy trình cấp tín dụng đối với KHCN do Agribank ban hành. Thẩm định tín dụng là bước đầu tiên quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng KHCN. Các nội dung trong báo cáo thẩm định đánh giá được về nhân thân thân, tư cách của khách hàng, mục đích vay vốn có hợp pháp hay khơng, tính khả thi phương án, nguồn trả nợ có đảm bảo, tình trạng tài sản bảo đảm có bị sụt giảm giá trị trong tương lai hay khơng. Qua đó giúp người quản lý khoản vay có cái nhìn tổng qt về khách hàng, các rủi ro có thể xảy ra, các biện pháp khắc phục. Các báo cáo thẩm định khi cho vay KHCN tại Chi nhánh thường được làm theo gợi ý có sẳn theo quy định của Agribank, vì thế sự chi tiết trong báo cáo thẩm định thường không nhiều, đánh giá về khách hàng thường mang tính chung chung, sơ sài, tiềm ẩn rủi ro khơng đánh giá hết được.

Nhìn chung, việc đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh Đắk Nông được thực hiện tương đối tốt, với một thang điểm và hướng dẫn đánh giá và thẩm định cụ thể. Tuy nhiên việc xếp hạng tín dụng chủ yếu dựa theo thông tin mà khách hàng cung cấp và trình độ cũng như phụ thuộc rất nhiều và ý thức, đạo đức của CBTD nên kết quả này là chưa đúng với tình hình thực tế nếu thơng tin khách hàng là khơng minh bạch và có sự trợ giúp của CBTD quản lý khoản vay

Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ cá nhân phân theo nhóm nợ và số lượng khách hàng đo lường rủi ro

Đvt: Tỷ đồng, khách hàng - KH, %

Nhóm 1 6.352 95.7% 7.670 96.4% 8.316 96.9% AAA,AA,A 2.716 2.699KH 3.741 3.571KH 4.368 3.863KH Nhóm 2 258 3.9% 241 3.0% 173 2.0% BBB,BB 76 80 KH 117 94 KH 94 61 KH Nhóm 3 6 0.1% 12 0.2% 14 0.2% B,CCC,CC 3 2 KH 7 5 KH 8 6 KH Nhóm 4 7 0.1% 14 0.2% 9 0.1% C 3 2 KH 6 4 KH 2 4 KH Nhóm 5 17 0.3% 18 0.2% 74 1% D 4 6 KH 6 6 KH 60 26 KH Tổng dư nợ 6.640 7.55 8.586

Nguồn Agribank Chi nhánh Đắk Nông

Thông qua đo lường rủi ro bằng xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khoản dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên phần nào phản ánh đúng được thực trạng các nhóm nợ tại đơn vị. Trong năm 2017 có 2.716 khách hàng xếp hạng AAA,AA,AA tương ứng với dư nợ 2.716 tỷ đồng được xếp vào nhóm 1 so với tổng dư nợ nhóm 1 là 6.352, đối với nợ xấu thì tổng số khách hàng đánh giá xếp loại là 10 khách hàng tương ứng dư nợ là 10 tỷ đồng chiếm 3% dư nợ xấu phát sinh.

Trong năm 2019 có 3.863 tăng hơn so với năm 2017 là 1.147 khách hàng xếp hạng AAA,AA,AA tương ứng với dư nợ 4.368 tỷ đồng chiếm hơn 52% tổng dư nợ được xếp vào nhóm 1, đối với nợ xấu thì tổng số khách hàng đánh giá xếp loại là 36 khách hàng tương ứng dư nợ là 70 tỷ đồng chiếm 72% dư nợ xấu phát sinh đây là sự tương quan có tính tương đối khi thực hiện xếp hạng 1 khách hàng theo định tính. Như vậy, nếu có thể đánh giá được hết toàn bộ 100% khách hàng ngay từ đầu với các thơng tin khách quan, thu thập chính sách thì khả năng hạn chế rủi ro tín dụng sẽ được nâng cao đáng kể.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH đắk NÔNG (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w