nghiệp, bảo hiểm khoản vay:
Bảng 2.10. Dư nợ được bảo hiểm
Đvt: tỷ đồng, %
CHỈ TIÊU 2017 Tỷ lệ 2018 Tỷ lệ 2019 Tỷ lệ
Dư nợ được bảo hiểm 1.435 20% 1.851 21% 1.907 20%
Tổng dư nợ 7.328 8.800 9.599 100
Dư nợ được thu hồi từ
bảo hiểm tiền vay. 2,2 1,8 3,1
Nguồn Agribank Chi nhánh Đắk Nông
+ Hiện nay Agribank có cơng ty bảo hiểm là ABIC với nhiều sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng vay vốn(Bảo an tín dụng, bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm
trâu, bò...). Chi nhánh thường khuyến khích các khách hàng mua các sản phẩm bảo hiểm cho vốn vay để đề phòng rủi ro trong trường hợp khách hàng bị rủi ro khách quan, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và thực hiện chủ yếu đối với các khoản vay khơng có tài sản đảm bảo. Trong các năm qua tỷ lệ mua bảo hiểm khoản vay chiếm trung bình 20% trên tổng dư nợ cho vay KHCN. Số tiền thu hồi được từ công ty Abic khi chi trả quyền lợi bảo hiểm trong năm 2017 là 2,2 tỷ đồng, năm 2018 là 1,8 tỷ đồng, năm 2019 là 3,1 tỷ đồng, giảm thiểu được nợ xấu phát sinh và hỗ trợ được khách hàng khi gặp rủi ro cao, ngồi việc trả cho Agribank thì cơng ty bảo hiểm Abic cịn thăm hỏi, động viên các gia đình khơng may gặp rủi ro đáng tiếc vì thế việc mua bảo hiểm tiền vay khơng cịn là nổi băn khoản của khách hàng khi nói tới việc mua bảo hiểm khoản vay.
+ Khi các tài sản mà khách hàng mua bảo hiểm xảy ra rủi ro như tai nạn, cháy nổ, hàng hóa hư hỏng mất mát trên đường vận chuyển thì được cơ quan kinh doanh bảo hiểm đền bù, Chi nhánh thu các khoản này để thu nợ bù đắp rủi ro;
+ Khi khách hàng tự nghỉ việc hoặc bị cơng ty sa thải thì chi nhánh sẽ liên hệ với cơ quan bảo hiểm mà khách hàng đã nộp để tiến hành thu hồi khoản nợ trước hạn để tránh phát sinh rủi ro.
Tài trợ rủi ro từ bán nợ: Agribank chưa có cơng ty mua bán nợ và khai thác tài sản. Việc bán nợ được thực hiện thông qua công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Khi một khoản vay được bán nợ cho VAMC thì được đưa ra khỏi cân đối và Chi nhánh khơng phải trích lập dự phịng cho khoản vay này nữa. Điều này giúp tình hình tài chính của Chi nhánh được ổn định, lợi nhuận hoạt động được đảm bảo. Tuy nhiên khi Chi nhánh có khả năng thu hồi khoản nợ đã bán cho VAMC thì khá rắc rối vì điều này phụ thuộc nhiều vào quy định và hoạt động của công ty này nên Chi nhánh không chủ động trong việc xử lý các khoản nợ xấu. Khi Chi nhánh muốn tất tốn một khoản nợ xấu đã bán thì phải có sự đồng ý của VAMC, đây là thủ tục mất khá nhiều thời gian nên ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ của Chi nhánh.
2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH ĐĂK NÔNG TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH ĐĂK NƠNG
2.3.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung trong giai đoạn từ 2017 - 2019 cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh Đắk Nơng được quan tâm đúng mức và có những chuyển biến theo hướng tích cực so với trước đây, cụ thể là:
- Chi nhánh đã nhận thực được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận chính cho chi nhánh, từ đó tích cực nâng cao khả năng phát hiện và phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất;
Hệ thống XHTD đang áp dụng đã giúp chi nhánh có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng được xếp hạng, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng. Việc định kỳ đánh giá
XHTD khách hàng giúp cho chi nhánh có thể cập nhật một cách nhanh chóng thơng tin về khách hàng, đánh giá được sự ảnh hưởng của những thay đổi của khách hàng đối với công tác QTRR của Chi nhánh. Đồng thời, việc đánh giá XHTD định kỳ cũng giúp cho chi nhánh đưa ra được những chính sách riêng đối với các đối tượng khách hàng trong thời gian tới.
- Chi nhánh ln tn thủ các quy trình và các chính sách tín dụng, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, phân công trách nhiệm của các bộ phận được xác định cụ thể hơn trong kinh doanh tín dụng, góp phần tăng cường khả năng chủ động phòng ngừa rủi ro của chi nhánh;
+Phân tán rủi ro tín dụng
Nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng Chi nhánh đã cho vay bằng cách đa dạng hóa các hình thức cho vay như vay theo hạn mức tín dụng quy mơ nhỏ, cho vay theo tổ nhóm thơng qua các cấp Hội, vay theo dự án sản xuất, vay thế chấp, tín chấp, vay trả góp.., đa dạng hóa đối tượng khách hàng như là các hộ
sản xuất, DNTN, tiêu dùng, tiểu thương..,
Bên cạnh đó Chi nhánh cũng phân loại cho vay theo kỳ hạn: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và phân loại theo hình thức đảm bảo như có tài sản đảm bảo và khơng có tài sản đảm bảo..
+ Cơ cấu phân bổ tín dụng:
Chi nhánh thực hiện theo thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng như:
Ngân hàng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa 60%
Ngân hàng phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi ở mức 90%.
+ Giới hạn cấp tín dụng.
Chi nhánh thực hiện theo thơng tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan khơng được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng.
Xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc khơng có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành.
Quy định rõ mức cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện và thủ tục cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với từng đối tượng khách hàng, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cụ thể như sau:
Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngồi khu vực nơng thơn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nơng thơn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngồi khu vực nơng thơn có tham gia liên kết trong sản xuất nơng nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.
Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh.
Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Công tác quản trị
Thực hiện theo đúng quy trình thẩm định, giám sát cơng tác thẩm định, xác định các phương án, dự án mang lại hiệu quả kinh tế để quyết định cho vay.
Phân tích, sàng lọc khách hàng để tìm ra khách hàng tiềm năng đem lại hiệu quả cho Chi nhánh. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ các khoản tín dụng sau khi giải Ngân.
Chi nhánh thực hiện các chính sách theo đúng quy định thông tư 02/2013/TT - NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi thơng tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam như sau:
Trích lập dự phịng: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.
Xử lý rủi ro: Thực hiện xử lý rủi ro từ nguồn dự phòng rủi ro đã được trích lập của Ngân hàng.
- Cơng tác phân loại nợ, trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng đã được chú trọng hơn: việc phân loại nợ, trích lập dự phịng và xử lý rủi ro tuy chưa thực sự chính xác, nhưng đã được Chi nhánh triển khai đầy đủ hơn theo các quy định hiện hành của Agribank và NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, cơng tác thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro cũng được ban lãnh đạo Chi nhánh quan tâm sát sao, chỉ đạo cán bộ tìm mọi biện pháp để thu hồi;
- Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đã được tăng cường: tiến hành phân tích để đưa ra cảnh báo rủi ro. Thực hiện nghiêm túc cơng tác rà
sốt lại các khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, sàng lọc những khách hàng có tình hình tài chính tốt, uy tín để tiếp tục cho vay, giảm dần dư nợ đối với những khách hàng yếu kém. Duy trì được tỷ lệ nợ xấu ln ở mức dưới 3% phù hợp với định hướng chung của Agribank và NHNN.
2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đạt được nêu trên, trong hoạt động tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Đắk Nông cũng gặp nhiều những hạn chế, cụ thể như sau:
Trong cơng tác nhận dạng rủi ro
- Chưa có những báo cáo, tổng kết về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh một cách thường xuyên và liên tục để có biện pháp rút kinh nghiệm, phịng ngừa những rủi ro có thể xảy ra tương tự trong tương lai và để phục vụ cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng và nhận diện rủi ro tín dụng của cán bộ Ngân hàng một cách có hệ thống, chủ động, khoa học.
- Việc cung cấp thông tin để phục vụ việc đánh giá, phân tích, nhận định rủi ro trong q trình cấp tín dụng chủ yếu thu thập từ nguồn khách hàng cung cấp nhưng có những lúc độ tin cậy khơng cao, khách hàng cịn lươn lẹo và có dấu hiệu chuyển giao tài sản cho người khác để vay ké, vay hộ…
Trong công tác đo lường rủi ro