Agribank chi nhánh Đắk Nông hiện đang thực hiện đa dạng hóa cho vay theo nhiều gói sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, đa dạng, phù hợp với nhu cầu vay vốn của các cá nhân khác nhau. Hiện nay cho vay tiêu dùng đang được Chi nhánh đẩy mạnh do mức sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Đây là lĩnh vực cho vay được đánh giá là có thể kiểm sốt được rủi ro tốt hơn so với cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh.
Mua bảo hiểm: Đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm khơng phải là
tối thiểu bằng khoản vay. Việc mua bảo hiểm này là bắt buộc đối với tài sản bảo đảm là động sản vì đây là tài sản dễ xảy ra rủi ro nhất, khó kiểm sốt nhất.
Nhận xét: Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh Đắk Nơng nhìn chung hiện nay là khá thành cơng do chính sách tín dụng tại Hội sở Agribank được thường xuyên cập nhật, thay đổi cho phù hợp với tình hình của nền kinh tế. Quy trình xét cấp tín dụng tại Agribank khá chặt chẽ đảm bảo được tính minh bạch trong cơng tác xét duyệt, bên cạnh đó cơng tác kiểm tra, kiểm toán thường xuyên được áp dụng tại Agribank chi nhánh Đắk Nơng cũng góp phần đảm bảo cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng.
2.2.4. Cơng tác tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro tín dụng là khâu cuối cùng của q trình quản trị rủi ro tín dụng, có nhiệm vụ giải quyết hậu quả của rủi ro để hoạt động kinh doanh tiếp tục bình thường. Trong thời gian qua Agribank chi nhánh Đắk Nông thực hiện hoạt động này thông qua các nguồn vốn cơ bản sau:
- Nguồn từ bên trong:
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank, hằng quý Agribank chi nhánh Đắk Nơng tiến hành trích lập dự phịng để tài trợ rủi ro xảy ra. Theo quy đinh của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN thì các TCTD phải trích lập dự phịng theo quy định cụ thể sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, việc xử lý rủi ro thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc Agribank.
Chi nhánh thực hiện việc sử dụng dự phòng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó (số tiền trích dự phịng khoản nào thì xử lý rủi ro khoản nợ đó).
+ Phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Chi nhánh phải khẩn trương tiến hành việc phát mãi tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và
theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
+ Trường hợp phát mãi tài sản khơng đủ để thu nợ thì Chi nhánh báo cáo Phòng Kế hoạch Nguồn vốn Agribank Chi nhánh Đắk Nơng cho phép sử dụng dự phịng chung để XLRR phần dư nợ còn lại. Sau khi đã sử dụng dự phòng để XLRR, Chi nhánh chuyển các khoản nợ đã được XLRR từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Sau 05 năm kể từ ngày XLRR, nếu không thu hồi được nợ (đã đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu hồi được) Chi nhánh lập danh sách gửi Agribank Việt Nam để trình Bộ tài chính và NHNN VN đề nghị xuất tốn ra khỏi ngoại bảng. Việc xuất toán các khoản nợ đã được XLRR ra khỏi ngoại bảng chỉ được phép thực hiện khi có thơng báo bằng văn bản của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam.
Do đặc điểm Agribank chi nhánh Đắk Nông là Chi nhánh loại 1 nên không được phân quyền xét duyệt xử lý các khoản nợ rủi ro từ quỹ dự phòng XLRR. Đối với khoản nợ là khách hàng cá nhân có giá trị< 5 tỷ đồng Chi nhánh phải trình Agribank Việt Nam.
Trong những năm qua, Chi nhánh chỉ sử dụng dự phòng cụ thể để tài trợ rủi ro, chưa phải dùng đến nguồn dự phịng chung.
-Nguồn từ bên ngồi
Tài trợ rủi ro từ nguồn xử lý tài sản bảo đảm. Chi nhánh thực hiện xử lý tài sản bảo đảm và dùng số tiền thu được này để thu nợ bị rủi ro. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm:
+ Thỏa thuận và tạo điều kiện để khách hàng tự bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay trong một thời hạn nhất định. Giá bán khách hàng đưa ra không được thấp hơn giá trị khoản vay cả gốc và lãi;
+ Chi nhánh trực tiếp bán tài sản để thu hồi nợ khi khách hàng tự bán tài sản không thành công. Việc này được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài, hệ thống thông tin nội bộ của Agribank;
các trung tâm này, thông tin mua bán sẽ được biết đến rộng rãi hơn, thu hút được nhiều đối tượng hơn. Chi phí đấu giá sẽ do cá nhân vay chịu nên sẽ không ảnh hưởng đến tiền gốc và lãi vay Ngân hàng;
+ Chi nhánh khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu cơ quan thi hành án xử lý tài sản. Đây là biện pháp có tính cưỡng chế nếu khách hàng cố tình chây ì, khơng hợp tác trong việc xử lý tài sản dẫn đến việc thu hồi vốn vay bị kéo dài;
+ Chi nhánh nhận trực tiếp nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm;
+ Chi nhánh nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản của bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay.
Trong thực tế phần lớn các khách hàng hoặc bên bảo lãnh tài sản ít chủ động tự bán tài sản hoặc dùng nguồn khác để trả nợ mà thường dây dưa kéo dài nếu khơng có sức ép tác động nhất là từ cơ quan pháp luật. Quá trình xử lý tài sản bảo đảm tại Chi nhánh thường diễn ra theo các công đoạn: Ngân hàng tạo sức ép và thỏa thuận để khách hàng tự xử lý tài sản, kết hợp nhờ cơ quan pháp luật can thiệp thơng qua hịa giải và tạo sức ép để khách hàng thực hiện tự bán hoặc giao cho Ngân hàng xử lý, khởi kiện, thi hành án, niêm phong tài sản và tổ chức bán đấu giá.