- Các chỉ tiêu phản ảnh khả năng bù đắp rủi ro + Hệ số khả năng bù đắp nợ mất vốn
1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng
Tài trợ, xử lý RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ở bước này, Ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho Ngân hàng.
Tài trợ rủi ro tín dụng là việc sử dụng những kỹ thuật, công cụ để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất nhằm bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính Ngân hàng, chứ khơng phải là xóa hồn tồn nợ vay cho khách hàng.
Xét về mặt quá trình thực hiện thì hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng phải gồm hai giai đoạn: Giai đoạn xây dựng phương án tạo nguồn và giai đoạn thực hiện tài trợ. Dựa theo thời gian mà quỹ tài trợ được chuẩn bị, tài trợ rủi ro có thể phân thành: Tài trợ rủi ro quá khứ - tài trợ rủi ro hiện tại - tài trợ rủi ro tương lai. Dựa vào người gánh chịu tổn thất, tài trợ rủi ro có thể chia thành:
Lưu giữ tổn thất (Sử dụng nguồn bù đắp tổn thất là nguồn vốn tự có hoặc nguồn mượn từ bên ngoài); và chuyển giao tài trợ (sử dụng nguồn kinh phí của bên ngồi để tài trợ, bù đắp tổn thất thơng qua các hợp đồng bảo hiểm hoặc phí bảo hiểm). Cũng như đối với các loại rủi ro khác, kỹ thuật tài trợ rủi ro tín dụng bao
gồm các phương án:
- Tự khắc phục: Là việc Ngân hàng dùng nguồn tài chính tự có của mình để bù đắp cho khoản mất mát, tổn thất mà rủi ro gây ra. Nguồn vốn tự có dùng để bù đắp tổn thất ở đây chủ yếu là từ việc thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng thường xuyên từ lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng.
- Chuyển giao rủi ro: Là việc chuyển giao tồn bộ hoặc một phần kinh phí bù đắp tổn thất cho đối tượng khác bên ngoài gánh chịu (chuyển giao trách nhiệm tài chính). Ở đây cũng cần làm rõ thêm về cụm từ “chuyển giao”. Chuyển giao có thể là các phương pháp kiểm soát rủi ro hoặc phương án tài trợ rủi ro.
+ “Chuyển giao kiểm sốt rủi ro” có nghĩa là:
(i) Chuyển tài sản hoặc hoạt động của nó cho người khác kiểm sốt;
(ii) Loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm của người chuyển giao đối với tổn thất cho người được chuyển giao;
(iii) Xóa bỏ bổn phận được giả định là người chuyển giao đối với các tổn thất. + “Chuyển giao tài trợ rủi ro” ngược lại là cung cấp một nguồn kinh phí bên ngồi được dùng để thanh toán tổn thất khi rủi ro xuất hiện. Nó được thực hiện thơng qua các hợp đồng tương lai (Future) hoặc hợp đồng hoán đổi (SWAP).
- Thu hồi các khoản vay đã xử lý rủi ro: Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi được theo dõi riêng và từng trường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể.
Mọi khoản tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng bằng dự phịng rủi ro hạch toán theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng. Việc tổ chức thu hồi nợ đã xử lý rủi ro là vấn đề vô cùng phức tạp, địi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ để chuẩn bị tiến hành tranh chấp.
Trong quản trị rủi ro tín dụng, các Ngân hàng thường áp dụng phổ biến một số công tụ sau:
- Bù đắp tổn thất bằng trích lập quỹ dự phịng rủi ro
Việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro là nhằm giúp Ngân hàng chủ động đối phó với những tổn thất tín dụng dự kiến.
lý rủi ro tín dụng thực hiện theo Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Dự phịng rủi ro (DPRR): Là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phịng rủi ro bao gồm: DPRR chung và DPRR cụ thể.
+ Dự phòng chung: Là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phịng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản vay suy giảm. Trích dự phịng chung được xác định bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
+ DPRR cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định tại điều 12 tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam để dự phịng cho những tổn thất tín dụng có thể xảy ra.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM