Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng TTKDTM tại Agribank

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG n (Trang 48 - 51)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.4.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng TTKDTM tại Agribank

kinh nghiệm nâng cao chất lượng TTKDTM tại Agribank Quảng Ngãi

Qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng TTKDTM tại một số NHTM trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng TTKDTM của Agribank Quảng Ngãi như sau:

Một là, Agribank cải cách quy trình thủ tục phát hành thẻ dễ dàng và

thuận tiện trong hoạt động phát hành thẻ cho khách hàng.

Hai là, đa dạng hóa, hoàn thiện và nâng cao tiện ích của các phương thức

TTKDTM. Các NHTM đã kích thích nhu cầu thanh toán của khách hàng bằng cách đưa ra nhiều tiện ích của dịch vụ này, không ngừng hoàn thiện và cho ra đời nhiều sản phẩm mới tiện ích, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Như sản phẩm ngân hàng điện tử: Emobilebanking, Internetbanking chuyển thanh toán điện tử trên máy tính bàn hoặc điện thoại

thông minh, máy POS, CDM máy rút gửi tiền tự động thực hiện giao dịch 24/24h.

Ba là, không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán, xây dựng

nhiều chương trình hướng dẫn, khuyến khích TTKDTM, giảm phí dịch vụ cho khách hàng.

Bốn là, phải đầu tư thích đáng vào phát triển công nghệ, cần phải có

chiến lược phát triển và đầu tư cho khoa học công nghệ một cách hợp lý, phù hợp xu hướng chung của thời đại nhưng cũng phải phù hợp với tiềm lực của ngân hàng.

Năm là, Bảo hiểm cho hoạt động thẻ mạnh mẽ và linh hoạt để đảm bảo

an toàn trong thanh toán, quan tâm đến công tác quản lý giám sát, phòng ngừa và quản lý rủi ro trong TTKDTM nhằm bảo vệ tài sản cho khách hàng cũng như an toàn cho ngân hàng

Sáu là, thường xuyên thực hiện tuyên truyền, quảng cáo nâng cao hiểu

biết cho khách hàng về TTKDTM của Chính phủ. Chủ động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phân khúc thị trường để lựa chọn sản phẩm phát triển. Quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng trước trong và sau bán hàng.

Bảy là, quan tâm công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán

bộ nghiệp vụ TTKDTM. Đây là vấn đề cốt lõi, yếu tố quan trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng TTKDTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn trình bày những lý luận cơ bản về TTKDTM và nâng cao chất lượng TTKDTM. Tác giả đã dựa trên lý luận chung về TTKDTM bao gồm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TTKDTM: Chỉ tiêu thị phần và xu hướng thay đổi thị phần, phí ròng TTKDTM, số lượng điểm giao dịch, máy ATM, máy POS, mức độ an toàn, chính xác của giao dịch TTKDTM, mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ TTKDTM. Các hoạt động nâng cao chất lượng TTKDTM: Qui trình TTKDTM, đa dạng hóa hình thức thanh toán, giảm phí dịch vụ TTKDTM, tăng chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ, cơ sở vật chất.

Bên cạnh đó, tìm hiểu thực tiễn và kinh nghiệm về nâng cao chất lượng TTKDTM một số ngân hàng trong và ngoài nước.

Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng TTKDTM tại Agribank Quảng Ngãi được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG n (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w