Thực trạng đa dạng hóa hình thức thanh toán

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG n (Trang 65 - 76)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng đa dạng hóa hình thức thanh toán

trạng đa dạng hóa hình thức thanh toán

Agribank Quảng Ngãi có nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại khách hàng, đặc biệt là sản phẩm thanh toán. Từ những dịch vụ cơ bản như dịch vụ tài khoản, dịch vụ chuyển tiền với các phương thức UNC, séc; các dịch vụ thu hộ chi hộ, các dịch vụ thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại tự động, dịch vụ ATM, POS, dịch vụ Internet Banking Mobile Banking, … Sự đa dạng và hiện đại của sản phẩm dịch vụ và xúc tiến kinh doanh với việc mở rộng phương thức thanh toán hiện đại để đáp ứng nhu cầu của KH, từ đó Agribank có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau.

Bảng 2.5. Doanh số TTKDTM tại Agribank Quảng Ngãi (2017-2019)

Đơn vị: tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ trọng (%) Năm 2018 Tỷ trọng (%) Năm 2019 Tỷ trọng (%) 1 Séc 2,827 9.1 4,254 13.8 3,516 7.78

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ trọng (%) Năm 2018 Tỷ trọng (%) Năm 2019 Tỷ trọng (%)

2 Uỷ nhiệm chi 4,987 48.3 15,794 51.2 32,548 71.98 3 Uỷ nhiệm thu 8,977 28.9 8,230 26.7 4,447 9.84 4 Thẻ 478 1.5 557 1.8 510 1.13 5 TT điện tử 6,592 21.2 6,291 20.4 7,711 17.05

6 Thư tín dụng 1 0 36 0.1 6 0.01

Tổng cộng 33,862 100 35,162 100 48,738 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Agribank Quảng Ngãi)

a.Thanh toán bằng Séc

Hiện nay, thanh toán bằng Séc được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam việc thanh toán bằng Séc vẫn còn rất hạn chế. Ngày 11/7/2006, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN về quy chế cung ứng và sử dụng Séc, đã có một số quy định mới loại bỏ. Vì vậy, thanh toán Séc từng bước được đẩy mạnh, sử dụng phổ biến hơn trong các giao dịch thanh toán, phần nào làm tăng khối lượng TTKDTM trong tổng số thanh toán chung của ngân hàng. Tuy nhiên quy định về Séc còn nhiều bất cập trong quy trình như mất thời gian cho người thụ hưởng đến ngân hàng kiểm tra Séc và số dư của người ký phát gây lãng phí thời gian trong thanh toán, điều này làm cho thanh toán bằng Séc chưa được sử dụng nhiều.

Tình hình sử dụng séc ta thấy: doanh thu thanh toán bằng séc có tăng năm 2017, 2018, giảm năm 2019 và giảm tỷ trọng trong tổng TTKDTM.

Thanh toán bằng séc: năm 2017 đạt 2.827 tỷ đồng, đạt 8,3% tổng doanh số TTKDTM; năm 2018, đạt 4.254 tỷ đồng, đạt 12% tổng doanh số TTKDTM; năm 2019, đạt 3.516 tỷ đồng, đạt 7,2% tổng doanh số TTKDTM.

nhau, còn doanh nghiệp với cá nhân hoặc giữa các cá nhân với nhau ít do mức thu nhập của đại bộ phận những người dân còn thấp hoặc giá trị giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau nhỏ hoặc họ ưu tiên sử dụng dịch vụ TTKDTM khác như UNC,…. Trong thời gian tới, chi nhánh cần khuyến khích khách hàng doanh nghiệp sử dụng Séc nhiều hơn nữa.

b.Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (Lệnh chi).

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 14,987 15,794 32,548

Uỷ nhiệm chi

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Agribank Quảng Ngãi)

Biểu đồ 2.4. Tình hình hoạt động thanh toán bằng UNC

Agribank Quảng Ngãi, thanh toán bằng UNC tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ trọng bình quân là 57% tổng phương tiện TTKDTM.

Doanh số thanh toán bằng UNC: Năm 2017, đạt 14.987 tỷ, chiếm tỷ trọng 48.3%/tổng doanh số TTKDTM. Năm 2018 đạt 15.794 tỷ, chiếm tỷ trọng 51.2% tổng doanh số TTKDTM. Năm 2019 đạt 32.548 tỷ, chiếm tỷ trọng 71.98% tổng doanh số TTKDTM.

Như vậy, UNC đặc biệt được khách hàng ưa chuộng sử dụng bởi tính đơn giản và tiện lợi, phạm vi thanh toán rộng. Mặt khác công tác tuyên truyền, hướng dẫn các thủ tục thực hiện UNC được Chi nhánh thực hiện tốt.

Ngoài ra, so với Séc, UNC tuy cùng được thực hiện dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa người bán và người mua, nhưng nó lại hơn hẳn thanh toán bằng Séc ở chỗ nếu trong quá trình thanh toán, tài khoản của khách hàng không đủ để chi trả thì Ngân hàng chỉ thực hiện từ chối thanh toán, mà không lập bất cứ một hình thức xử lý nào (lập giấy phạt, cảnh cáo,...) như đối với thanh toán bằng Séc. Điều này tạo ra tâm lý thoải mái cho khách hàng.

Hơn nữa, hiện nay Agribank cho phép khách hàng thấu chi đối với khách hàng truyền thống, khách hàng VIP nên ngay cả khi trong tài khoản hết tiền khách hàng không cần làm từng hợp đồng vay riêng lẻ… Điều này khiến khách hàng gắn bó hơn với Agribank.

c. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (Lệnh thu).

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 8,977 8,230

4,447 Uỷ nhiệm thu

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Agribank Quảng Ngãi)

Biểu đồ 2.5. Tình hình hoạt động thanh toán bằng UNT

Agribank Quảng Ngãi giới thiệu dịch vụ thanh toán bằng UNT đến các khách hàng truyền thống lớn của mình, đó là các công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng trên địa bàn. Căn cứ vào hóa đơn dịch vụ hàng tháng của nhà cung cấp, chi nhánh sẽ tiến hành trích nợ từ tài khoản thanh toán của khách hàng

tại Agribank để thanh toán.

Tại Agribank Quảng Ngãi, thanh toán bằng UNT giảm lần năm sau thấp hơn năm trước, chiếm tỷ trọng bình quân là 21,8% tổng TTKDTM.

Thanh toán bằng UNT: Năm 2017, đạt 8.977 tỷ đồng, chiếm 28.9% tổng doanh số TTKDTM. Năm 2018, đạt 8.230 tỷ đồng, chiếm 26.7% tổng doanh số TTKDTM. Năm 2019, đạt 4.447 tỷ đồng, chiếm 9.84% tổng doanh số TTKDTM.

Phạm vi thanh toán của UNT được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống của khách hàng, bất cứ khách hàng nào cũng phải sử dụng và thanh toán dịch vụ công. Tuy nhiên, qua số liệu trên có thể thấy tỷ trọng thanh toán bằng UNT tại Chi Nhánh chưa đạt được kết quả tương xứng. Doanh số thanh toán UNT chưa cao, các khách hàng đang còn e dè về mức độ tin cậy đối với tiện ích của loại hình dịch vụ này. Vì thế số lượng khách hàng sử dụng chưa nhiều và giảm dần.

d.Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

Thị trường thanh toán tiêu dùng của khách hàng rất cao, vì thế đây là thị trường tiềm năng để ngân hàng có thể khai thác phát triển thông qua các điểm chấp nhận thẻ POS và thanh toán qua thẻ.

Doanh số thanh toán bằng thẻ: Năm 2017, đạt 478 tỷ đồng, chiếm 1.5% tổng doanh số TTKDTM. Năm 2018, đạt 557 tỷ đồng, chiếm 1.8% tổng doanh số TTKDTM. Năm 2019, đạt 510 tỷ đồng, chiếm 1.13% tổng doanh số TTKDTM.

Hoạt động thanh toán thẻ Agribank Quảng Ngãi đang trên đà phát triển đặc biệt năm 2018 chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình mở tài khoản thanh toán, thẻ cho đối tượng khách hàng ở nông thôn, khách hàng có đăng ký kinh doanh nộp thuế điện tử, học sinh… nên năm 2018 tăng trưởng 17% so với năm 2017, năm 2019 đối tượng khách hàng khai thác cũng khan hiếm, đã bảo hòa nên giảm hơn năm trước.

Chi nhánh luôn quan tâm phát triển về số lượng thẻ phát hành đồng thời tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi đã phát hành thẻ nhằm nâng cao tỷ trọng của nó trong tổng doanh số TTKDTM. Tuy nhiên, tỷ trọng tăng này chưa cao. Nguyên nhân là do người dân vẫn quen rút tiền mặt tại các cây ATM để thanh toán hàng hóa, số lượng điểm chấp nhận thẻ máy POS và các cây ATM còn ít, hơn nữa là do sự cạnh tranh của các ngân hàng làm cho tăng trưởng chậm.

e. Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử

Nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Hiện nay mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển làm cho nhu cầu thanh toán trực tuyến cũng ngày càng tăng cao. Đây thực sự là một thuận lợi cho Agribank Quảng Ngãi trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà những đối tượng này cần.

Các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Mobile banking, Internet Banking… cho phép khách hàng khai thác các dịch vụ của ngân hàng thông qua một phần mềm ứng dụng sử dụng trên di động hoặc máy vi tính với giao diện hình ảnh trực quan, dễ sử dụng, được kết nối qua GPRS, WIFI và 3G. Khách hàng chỉ cần vào website của ngân hàng, gõ user và mật khẩu để đăng nhập. Bên cạnh các chức năng vấn tin của SMS, Mobile banking và Internet banking được phát triển thêm các dịch vụ:

-Chuyển khoản trong và ngoài hệ thống Agribank

- Gửi tiền có kỳ hạn Online;

- Đặt lệnh thanh toán định kỳ và lệnh chuyển tiền ngày tương lai;

- Thanh toán vé máy bay, vé tàu và nạp tiền điện thoại, ví điện tử Vn Mart, …; Truy vấn thông tin và chi tiết giao dịch của các tài khoản; Vấn tin và thanh toán dư nợ thẻ tín dụng;

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 6,592 6,291 7,711

Thanh toán điện tử

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Agribank Quảng Ngãi)

Biểu đồ 2.6. Tình hình hoạt động thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử

Doanh số thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử: Năm 2017, đạt 6.592 tỷ đồng, chiếm 21.2% tổng doanh số TTKDTM. Năm 2018, đạt 6,291 tỷ đồng, chiếm 20.4% tổng doanh số TTKDTM. Năm 2019, đạt 7,711 tỷ đồng, chiếm 17.05% tổng doanh số TTKDTM.

Như vậy, doanh số thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử tăng mạnh 3 năm qua. Thấy rằng Agribank Quảng Ngãi đã nắm bắt được cơ hội mà công nghệ mang lại đó là hầu hết người dân đều sử dụng dịch vụ internet, điện thoại di động, các hệ điều hành công nghệ cao và dễ dùng trên điện thoại, các máy ATM, các máy POS…Điều này đã giúp Chi nhánh nâng cao tỷ trọng doanh số của dịch vụ ngân hàng điện tử trong tổng doanh số TTKDTM.

f. Thư Tín dụng (L/C)

So với các phương thức thanh toán khác, L/C có một số đặc điểm riêng đáng chú ý như các quy trình phức tạp bắt buộc, tính ràng buộc pháp lý,… Do đó, nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế.

Doanh số thanh toán bằng L/C nhìn chung của chi nhánh còn khiêm tốn, Chi nhánh cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu kinh doanh trong

nước và thị phần nông nghiệp nông thôn chiếm phần lớn, có vài khách hàng xuất nhập khẩu. Tỷ trọng của nó trong tổng TTKDTM rất nhỏ và đang có xu hướng giảm dần. Điều này một phần phản ánh thói quen của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trên địa bản Tỉnh nói riêng là e ngại sử dụng các phương thức thanh toán quá phức tạp, nhưng mặt khác cũng thấy công tác Marketing của Chi nhánh đối với phương thức L/C chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu trong tỉnh mới chủ yếu là các ngành nghề nông – lâm – thủy – sản với số lượng giao dịch thương mại không nhiều.

Thực trạng thị phần TTKDTM

Nằm trên địa bàn hoạt động có mạng lưới các tổ chức tín dụng dày đặc, cùng với bề dày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đây là một thách thức không hề nhỏ đối với Agribank Quảng Ngãi khi tham gia vào thị trường bán lẻ nói chung và thị trường thanh toán nói riêng.

Agribank Quảng Ngãi sẽ tiếp tục phấn đầu mở rộng hơn nữa duy trì khách hàng truyền thống cũng như phát triển thêm khách hàng tiềm năng mới nhằm đạt được mức thị phần thanh toán nhất định, tăng sức cạnh tranh.

Bảng 2.6. Thị phần TTKDTM của Agribank Quảng Ngãi (2017-2019)

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Agribank Quảng Ngãi 15.6 18.2 19.9

VIETCOMBANK chi nhánh Quảng

Ngãi 17.0 20.2 21.8

VIETINBANK chi nhánh Quảng Ngãi 13.7 17.4 20.0 BIDV chi nhánh Quảng Ngãi 11.3 14 15.4

(Nguồn: Báo cáo NHNN Chi nhánh Quảng Ngãi)

Thị phần TTKDTM của Agribank Quảng Ngãi tăng dần và ổn định qua các năm từ 15,6% năm 2017 lên 19.9% năm 2019. Tuy nhiên, dẫn đầu thị phần về TTKDTM, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán thẻ và số lượng các điểm POS (trên 40 máy) là Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi. Như vậy,

trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ông lớn ngân hàng trên địa bàn Tỉnh như hiện nay, Agribank Quảng Ngãi đã không ngừng nâng cao chất lượng, tăng tính tiện ích trong các sản phẩm dịch vụ TTKDTM, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như máy móc để nâng thị phần TTKDTM thông qua các sản phẩm thanh toán gắn liền với thực tiễn cuộc sống của người dân như thực hiện thu hộ học phí, viện phí qua ngân hàng; thanh toán vé tàu và vé máy bay; triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử trên website của Tổng cục Thuế cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tại tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước.

Doanh số TTKDTM:

Bảng 2.7. Tình hình thanh toán tại Agribank Quảng Ngãi

ĐVT: Doanh số, tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh số Doanh số So với năm 2017 (%) Doanh số So với năm 2018 (%) 1

Thanh toán không dùng

tiền mặt (TTKDTM) 45,262 52,224 15 61,373 18 Tỷ lệ %/tổng doanh số thanh toán 94.1 96.2 2.2 97.0 0.8 2 TTDTM (Thanh toán dùng tiền mặt) 2,850 2,045 -28 1,903.6 -7 Tỷ lệ %/tổng doanh số thanh toán 5.9 3.8 -2.2 3.0 -0.8 TỔNG DOANH SỐ THANH TOÁN 48,112 54,269 0.1 63,277 17

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Quảng Ngãi)

Tình hình TTKDTM tại Agribank Quảng Ngãi tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thanh toán, năm 2018 TTKDTM đạt 96.2 %/tổng doanh số thanh toán, tăng 2.2% so với năm 2017; năm 2019 TTKDTM đạt 97%/tổng doanh số thanh toán tăng 0,8% so với năm 2018.

Thanh toán dùng tiền mặt cũng giảm dần. Sự tăng trưởng nhanh về doanh thu từ hoạt động thanh toán do nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế ngày càng tăng cả về số lượng, món thanh toán và giá trị của từng món. Đồng thời, việc mở tài khoản cá nhân và doanh nghiệp từ năm 2017 – 2019 tăng trưởng mạnh. Người dân đã thấy được tiện ích của việc sử dụng tài khoản ngân hàng cũng như việc sử dụng thẻ trong thanh toán. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng không ngừng cải tiến và dần trở nên hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Khối lượng giao dịch: Các hình thức TTKDTM tại Agribank Quảng

Ngãi chủ yếu là thanh toán bằng: Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, séc, Thẻ điện tử, Thư tín dụng, thanh toán điện tử (dịch vụ ngân hàng điện tử).

Khối lượng giao dịch của hình thức TTKDTM là số món thanh toán (lệnh thanh toán) của khách hàng thực hiện qua ngân hàng.

Đánh giá tiện ích của các phương tiện TTKDTM

Để vận hành trung tâm TTKDTM của các NH đạt hiệu quả cao, phương tiện TT điều hành TT đóng một vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa phương tiện TTKDTM, Agribank Quảng Ngãi đã luôn tập trung vào việc kiểm tra hình dạng của máy ATM, máy POS, tình hình của các giao dịch TT thông qua phương tiện của Quản trị kinh doanh. Đánh giá tiện ích của phương tiện TTKDTM tại CN có thể được hiển thị thông qua bảng:

Bảng 2.8. Đánh giá tiện ích các phương tiện TTKDTM của Agribank QN

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 ĐTB

Không mất nhiểu thời gian cho một giao

dịch, thanh toán 7 16 21 64 45 3,80

lỗi trong máy ATM/POS

Các loại thẻ thanh toán đa dạng, phục

vụ tốt các nhu cầu của khách hàng 6 13 20 70 43 3,85 Các hình thức thanh toán qua điện thoại,

ứng dụng hiện đại, phát triển 9 15 20 69 41 3,77

(Nguồn: Tác giả tự tính toán từ phiếu khảo sát)

Các chỉ tiêu đánh giá tiện ích các phương tiện TTKDTM tại Agribank Quảng Ngãi được đánh giá ở mức điểm tương đối, tuy nhiên, các mức điểm này là chưa cao. Cụ thể chỉ tiêu được đánh giá cao nhất là Các loại thẻ thanh

toán đa dạng, phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng với mức điểm đánh giá

trung bìnhllà 3,85. Hiện tại, Agribank Quảng Ngãi đã cung cấp nhiều loại thẻ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG n (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w