Định hướng nâng cao chất lượng TTKDTM tại Agribank Quảng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG n (Trang 93 - 94)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng TTKDTM tại Agribank Quảng

hướng nâng cao

chất lượng

TTKDTM tại

Agribank Quảng Ngãi

Về sản phẩm, dịch vụ TTKDTM

Thực hiện kế hoạch cung ứng đồng bộ các gói sản phẩm DV đến khách hàng, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, sản phẩm DV của Agribank để nâng cao uy tín và thương hiệu của Agribank trong địa bàn tỉnh. Từng bước làm thay đổi nhận thức và phương thức kinh doanh thuần túy là các sản phẩm truyền thống sang phương thức kinh doanh hiện đại với mục tiêu lâu dài là đa dạng hóa và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm DV đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Phát triển sản phẩm DV TTKDTM trên các kênh phân phối hiện đại như Mobile Banking, Internet Banking, ATM, POS và các kênh phân phối mới như ngân hàng lưu động, đại lý liên kết. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các kênh phân phối truyền thống. Chú trọng phát triển sản phẩm DV qua hệ thống mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank trong toàn tỉnh.

Tận dụng và nắm bắt xu hướng phát triển các ứng dụng công nghệ, chủ động khai thác các sản phẩm mới, có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng, không để tụt hậu về sản phẩm DV mới so với các NHTM khác trên địa bàn dẫn đến mất lợi thế, mất thị phần trong hoạt động kinh

doanh. Phấn đấu đến năm 2025 trở thành NHTM hàng đầu trong việc phát triển sản phẩm DV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Về thị trường

Tổ chức nghiên cứu, phân đoạn thị trường, điều tra nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm DV mới về TTKDTM, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng nhóm đối tượng khách hàng ở mỗi địa bàn trên cơ sở tuân thủ các quy định của Agribank.

Tăng trưởng thị phần theo từng nhóm sản phẩm DV trên cơ sở phát triển số lượng khách hàng và sản phẩm DV, trong đó chú trọng đến nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán để sử dụng các DV TTKDTM, khai thác danh mục khách hàng hiện có để tiếp tục cung cấp thêm nhiều sản phẩm DV mới cho từng khách hàng.

Về kênh phân phối

Đối với kênh phân phối truyền thống: Chuẩn hóa các điểm giao dịch đảm bảo văn minh, thuận lợi cho khách hàng, tập trung đổi mới phong cách phục vụ theo hướng chuyên nghiệp để khai thác có hiệu quả thế mạnh về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng nâng cấp, phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại. Rà soát những kênh phân phối đã được thiết lập nhưng hoạt động kém hiệu quả để có những điều chỉnh phù hợp. Bổ sung thêm máy ATM tại những khu vực có nhu cầu giao dịch lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc. Mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và hệ thống thiết bị thanh toán bằng thẻ. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các DV qua kênh phân phối Mobile Banking, Internet Banking.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG n (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w