Bộ máy thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 33 - 35)

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.2. Bộ máy thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mạ

hàng thương mại

- Đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Thẩm định nhằm đánh giá được mức độ tin cậy của phương án vay vốn của KHCN lập và nộp cho ngân hàng, đồng thời phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của phương án khi quyết định cho vay. Khi lập phương án vay, khách hàng do mong muốn được vay vốn và số tiền vay vốn lớn hơn phương án thực tế, nên kế hoạch thường có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của phương án. Do vậy, thẩm định tín dụng cần xem xét đánh giá đúng thực chất phương án. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng phương án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả của dự án bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay.

- Giúp cho CBTD và lãnh đạo NH có thể ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Qua đó, làm giảm được 02 loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một phương án tồi hoặc một khách hàng không tốt và từ chối cho vay một phương án tốt hoặc một khách hàng tốt. Đồng thời, kết quả thẩm định tín dụng KHCN là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, mức thu nợ hợp lý.

1.2.2. Bộ máy thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngânhàng thương mại hàng thương mại

Bộ máy thẩm định tín dụng KHCN phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn, các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ, các công cụ

đo lường…, từ đó phát hiện và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh, đưa ra các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Bộ máy thẩm định tín dụng KHCN tại các NHTM thường được tổ chức thành hai loại đó là: Bộ máy thẩm định tín dụng KHCN phân tán và bộ máy thẩm định tín dụng KHCN tập trung

1.2.2.1. Bộ máy thẩm định tín dụng KHCN phân tán

Bộ máy thẩm định tín dụng KHCN phân tán về cơ bản chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, nghĩa là CVKH/CBTD thực hiện tất cả các khâu trong quá trình cho vay từ tiếp nhận hồ sơ khách hành đến thẩm định tín dụng, giải ngân, giám sát và thu hồi nợ… Bộ máy này chủ yếu nằm ở các PGD hay các chi nhánh nhỏ lẻ.

- Ưu điểm: CVKH/CBTD là người theo dõi hợp đồng cho vay từ khâu đầu đến khâu cuối nên các quyết định mà họ đưa ra sẽ đảm bảo tính chuẩn xác hơn nếu cán bộ đó có đủ năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và chấp hành nghiêm minh đạo đức nghề nghiệp, gắn trách nhiệm của các cán bộ đó với chất lượng của những món vay cụ thể.

- Nhược điểm: Có thể phát sinh hiện tượng tiêu cực, móc ngoặc giữa khách hàng với CVKH/CBTD khi đạo đức của cán bộ tín dụng bị suy thoái.

1.2.2.2.Bộ máy thẩm định tín dụng KHCN tập trung:

Để hạn chế các nhược điểm của Bộ máy thẩm định tín dụng KHCN phân tán trên, đồng thời nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng, Các NH cần chuyển đổi theo hướng thành lập bộ máy thẩm định KHCN tập trung tại CN hay Hội sở chính. Thực chất của nội dung này là cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, độc lập với thẩm định rủi ro, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận có liên quan.

- Ưu điểm: Mô hình mới có sự tách bạch giữa bộ phận, các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được quản lý tập trung tại CN hoặc Hội sở chính giúp quyết định cho vay đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa sâu hơn, mang tính khách quan hơn, tăng cường khả năng giám sát, tránh được tình trạng tiêu cực và móc ngoặc

giữa cán bộ tín dụng với khách hàng vay vốn, từ đó giúp ngân hàng nhận dạng tốt hơn rủi ro tiềm năng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

- Nhược điểm: Nếu việc phân công chức năng, nhiệm vụ cho mỗi bộ phận không rõ ràng, có thể gây nên tình trạng đổ lỗi cho nhau, làm chậm trễ việc ra các quyết định, làm mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng.

1.2.2.3.Chức năng của các bộ phận thẩm định tín dụng KHCN

Tùy thuộc vào mỗi NHTM, mà cơ cấu bộ máy thẩm định tín dụng KHCN tại các CN có thể khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, các bộ phận chủ đạo trong bộ máy này bao gồm:

- Bộ phận Giám đốc: Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, kiểm soát và phê duyệt các nội dung thẩm định của bộ phận thẩm định tín dụng KHCN.

- Bộ phận thẩm định tín dụng: Trực tiếp làm công tác thẩm định tín dụng khách hàng theo các nội dung và quy trình thẩm định của Hội sở chính.

- Bộ phận QHKH: (có trách nhiệm hỗ trợ Bộ phận thẩm định tín dụng trong công tác thẩm định): Tiếp nhận yêu cầu vay vốn của các KHCN; thu thập thông tin của KHCN.

- Bộ phận quản lý rủi ro: (có trách nhiệm hỗ trợ Bộ phận thẩm định tín dụng trong công tác thẩm định): Rà soát và kiểm tra lại các hồ sơ tín dụng của KHCN, đề xuất điều chỉnh nếu có.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w