IV Theo thâm niên công tác trong ngành
2.3.2.2. Công cụ kế hoạch
Hàng năm, việc xây dựng kế hoạch thẩm định tín dụng KHCN tại BACABANK – Chi nhánh Hà Nội được giao cho phòng Tín dụng thực hiện với sự hỗ trợ của phòng Hỗ trợ tín dụng. Theo đó, phương pháp xây dựng kế hoạch thẩm định tín dụng KHCN thời gian qua tại CN được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp quá khứ, tức là cán bộ thực hiện cộng số liệu thực hiện năm trước với một tỷ lệ tăng trưởng dự báo để có được số liệu kế hoạch thẩm định tín dụng KHCN của năm kế hoạch. Như vậy có thể thấy phương pháp xây dựng kế hoạch như trên tuy đơn giản, dễ thực hiện,
nhưng mức độ chính xác không cao. Do đó trong thời gian tới, phòng Tín dụng cần đầu tư hơn cho việc phân tích, đánh giá, dự báo môi trường kinh doanh để có thể xây dựng kế hoạch thẩm định tín dụng KHCN có chất lượng cao.
Bảng 2.13: Kế hoạch thẩm định tín dụng KHCN tại NH TMCP Bắc Á- CN Hà Nội giai đoạn 2017- 2019
ST
T Phân loại
ĐVT
2017 2018 2019
1 Tổng số hồ sơ vay vốn của KHCN Bộ 1.136 1.250 1.255 2 Tổng số hồ sơ KHCN được thẩm định Bộ 1.136 1.250 1.255 3 Tỷ lệ thẩm định hồ sơ vay vốn của KHCN % 100 100 100 4 Tỷ lệ sai sót (của CBTD) trong thẩm định
hồ sơ vay vốn của KHCN % 0,17 0,16 0,12
Nguồn: Phòng Tín dụng- BACABANK- CN Hà Nội
Có thể thấy rằng, thẩm định tín dụng KHCN là hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực của cán bộ thẩm định và chất lượng nguồn thông tin cho cán bộ thẩm định sử dụng trong quá trình thẩm định. Do đó, việc sai sót của cán bộ thẩm định xảy ra trong thẩm định hồ sơ vay vốn của KHCN là khó có thể tránh được một cách tuyệt đối. Do đó, trong kế hoạch thẩm định tín dụng KHCN tại NH TMCP Bắc Á- CN Hà Nội đã đưa ra chỉ tiêu “Tỷ lệ sai sót (của CBTD) trong thẩm định hồ sơ vay vốn của KHCN”. Tuy nhiên có thể thấy rằng, chỉ tiêu này đặt ra hàng năm vẫn còn lớn. Bên cạnh đó, kế hoạch thẩm định thời gia qua tại CN chưa có nhiều tác dụng định hướng hoạt động thẩm định, chưa trở thành căn cứ đánh giá kết quả, chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng KHCN.