IV Theo thâm niên công tác trong ngành
2.3.3. Nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
2.3.3.1. Thẩm định tư cách pháp lý khách hàng cá nhân
Chuyên viên thẩm định tín dụng phải kiểm tra khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật hay không. Lịch sử tín dụng của khách hàng (nếu có) như thế nào. Tư cách đạo đức khách hàng có tốt, có ý thức và cam kết phải hoàn trả nợ vay gồm gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn hay không. Cụ thể:
- Thẩm định tình trạng kiện tụng, tiền án, tiền sự của vợ/ chồng khách hàng. - Căn cứ vào thái độ, mức độ hợp tác của khách hàng với BACABANK- CN Hà Nội khi cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình tiếp xúc, thẩm định và đàm phán để đánh giá mức độ hợp tác của khách hàng.
- Căn cứ vào tính xác thực và độ chính xác của thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp trong quá trình tiếp xúc thẩm định để đưa ra nhận xét về tính trung
thực của khách hàng.
- Thẩm định lịch sử, uy tín tín dụng của khách hàng: Đánh giá uy tín thanh toán tiền vay của khách hàng trên cơ sở thông tin từ CIC, các TCTD khác,...
Bảng 2.15: Kết quả thẩm định tư cách pháp lý KHCN tại NH TMCP Bắc Á- CN Hà Nội giai đoạn 2017- 2019
ST
T Phân loại
ĐV
T 2017 2018 2019
1 Tổng số hồ sơ KHCN được thẩm định Bộ 1.136 1.250 1.255 2 Số hồ sơ bị từ chối do khách hàng không
đáp ứng tiêu chuẩn về tư cách pháp lý Bộ 5 4 6 3 Tỷ lệ hồ sơ bị từ chối do khách hàng không
đáp ứng tiêu chuẩn về tư cách pháp lý % 0,44 0,32 0,48
Nguồn: Phòng Tín dụng- BACABANK- CN Hà Nội
Bảng 2.15 cho thấy, tỷ lệ hồ sơ của KHCN bị từ chối do khách hàng không đáp ứng tiêu chuẩn về tư cách pháp lý trên tổng số hồ sơ vay vốn không cao.
2.3.3.2. Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng cá nhân
Chuyên viên thẩm định tín dụng tiến hành kiểm tra thực tế, xác minh tính chính xác của thu nhập, tính ổn định về việc làm bằng cách điện thoại hay đến trực tiếp cơ quan/cơ sở kinh doanh/cơ sở sản xuất của khách hàng và đến nhà khách hàng để xác định mức sống của khách hàng nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể:
- Đối với nguồn thu nhập từ lương: Đánh giá chi tiết tên tổ chức khách hàng đang làm việc, loại hình công ty, ngành kinh doanh chính của Cty, số năm làm việc, loại hợp đồng, lương hàng tháng, phụ cấp (nếu có). Nhân viên tín dụng phải đánh giá chính xác mức lương của khách hàng, tránh trường hợp vì nể nang hay chạy doanh số nên xác nhận lương cao để vay vốn NH và sau khi giải ngân khách hàng không có khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đến hạn.
- Đối với thu nhập từ cho thuê nhà, đất: Mô tả chi tiết về bất động sản (địa chỉ, vị trí, cấu trúc bất động sản đang cho thuê), hợp đồng (có công chứng hay không), thời gian thuê, bên thuê, hình thức sử dụng (cho thuê để ở hay kinh doanh, nếu cho thuê phòng trọ thì ghi rõ số lượng phòng, giá thuê/phòng), số tiền thu được từ cho
thuê và khả năng tái tục hợp đồng cho thuê. Ảnh chụp nhà thuê có phù hợp với các thông tin cung cấp và mô tả hay không?
- Đối với thu nhập từ cho thuê xe: Loại xe, nhãn hiệu, đời xe, số ghế ngồi, tên của bên thuê xe, số tiền thu được từ cho thuê xe sau khi trừ chi phí, thời gian cho thuê và khả năng tái tục hợp đồng. Ảnh chụp xe có quá cũ và khác với thông tin và giấy tờ cung cấp hay không ?
- Thu nhập từ SXKD: đánh giá chi tiết tình hình kinh doanh của khách hàng, ngành nghề kinh doanh, địa điểm... để xác định chính xác thu nhập của khách hàng.
- Thu nhập khác: Ngoài ra khách hàng cũng có thể dung nguồn thu nhập từ bán tài sản, mức đóng góp cùng trả nợ của người thân, nguồn thu nhập khác... để trả nợ vay NH. Dù khách hàng sử dụng nguồn thu nhập nào thì nhân viên tín dụng đều phải đánh giá chính xác thu nhập của khách hàng, mức độ ổn định của nguồn thu nhập đó.
- Sau khi xác định chính xác nguồn thu nhập của khách hàng, chuyên viên thẩm định tín dụng liệt kê tổng chi phí hàng tháng theo chi tiết sau:
+ Chi phí sinh hoạt: Các chi phí liên quan đến ăn uống, đi lại, giải trí, mua sắm, thông tin liên lạc...
+ Chi phí cấp dưỡng: Các chi phí liên quan đến việc cấp dưỡng, nuôi nấng những người phụ thuộc không có thu nhập.
+ Nợ phải trả hàng tháng: Các khoản nợ phải trả hiện nay (không tính những khoản nợ phải trả đối với các khoản vay lần này).
+ Chi phí khác ngoài các chi phí nêu trên.
- Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí chính là mức thu nhập tích lũy và một phần hoặc toàn bộ của thu nhập tích lũy này sẽ được dùng để trả nợ vay NH. Căn cứ vào thu nhập để trả nợ chuyên viên thẩm định tín dụng xác định mức trả nợ hàng tháng, thời gian trả nợ đối với khoản vay tiêu dùng của khách hàng.
Sau khi thu thập, đánh giá đầy đủ thông tin chuyên viên thẩm định tín dụng lập tờ trình thẩm định tín dụng khách hàng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn.
CN Hà Nội giai đoạn 2017- 2019 ST T Phân loại ĐV T 2017 2018 2019 1 Tổng số hồ sơ KHCN được thẩm định Bộ 1.136 1.250 1.255 2 Số hồ sơ bị từ chối do khách hàng không
đáp ứng tiêu chuẩn về tình hình tài chính Bộ 80 102 85 3 Tỷ lệ hồ sơ bị từ chối do khách hàng không
đáp ứng tiêu chuẩn về tình hình tài chính % 7,04 8,16 6,77
Nguồn: Phòng Tín dụng- BACABANK- CN Hà Nội
2.3.3.3. Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
Chuyên viên thẩm định tín dụng phải tìm hiểu, kiểm tra mục đích sử dụng vốn có phù hợp với chính sách tín dụng của NH hay không, có bị sử dụng sai mục đích không, nhu cầu vốn có hợp lý không nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
- Căn cứ vào phương án sử dụng vốn vay và thực tế thẩm định, nhân viên tín dụng phải đánh giá về tính xác thực của phương án vay vốn:
+ Nhu cầu của khách hàng theo phương án sử dụng vốn có thực sự cần thiết so với điều kiện sống hiện tại hay không.
+ Các chứng từ khách hàng cung cấp cho BACABANK- CN Hà Nội kèm theo phương án vay có xác thực không? Thông tin trên chứng từ đã được kiểm chứng hay chưa?
+ Có khả năng khách hàng không thực hiện phương án sử dụng vốn đã trình bày với BACABANK- CN Hà Nội hay không? Nếu có khả năng thì mức độ đánh giá là cao hay trung bình, thấp?
+ BACABANK- CN Hà Nội có khả năng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng trước, trong và sau khi giải ngân hay không?
- Đánh giá về tính hợp lý của phương án vay: Căn cứ vào phương án sử dụng vốn vay, kết quả điều tra thực tế, nhân viên tín dụng phải đánh giá:
+ Mục đích sử dụng vốn có phù hợp với điều kiện sống hiện tại của khách hàng không?
+ Các số liệu, thông tin cung cấp trong phương án sử dụng vốn có phù hợp với thực tế không?
+ Tỷ lệ vốn tham gia của khách hàng cao hay thấp, có hợp lý, an toàn không? - Đánh giá sự phù hợp với chính sách tín dụng của BACABANK: Đối chiếu giữa phương án sử dụng vốn và các qui định về chính sách và sản phẩm tín dụng của BACABANK- CN Hà Nội để đưa ra nhận xét về sự phù hợp hay không.
Bảng 2.17: Kết quả thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của KHCN tại NH TMCP Bắc Á- CN Hà Nội giai đoạn 2017- 2019
St
t Phân loại
ĐVT
2017 2018 2019
1 Tổng số hồ sơ KHCN được thẩm định Bộ 1.136 1.250 1.255 2 Số hồ sơ bị từ chối do phương án vay vốn
và khả năng trả nợ không đảm bảo Bộ 52 69 42 3 Tỷ lệ hồ sơ bị từ chối do phương án vay vốn
và khả năng trả nợ không đảm bảo % 4,58 5,52 3,35
Nguồn: Phòng Tín dụng- BACABANK- CN Hà Nội
2.3.3.4. Thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng cá nhân
Chuyên viên thẩm định tín dụng gửi thông tin về TSBĐ của khách hàng sang Công ty Thẩm định tài sản AMC - BACABANK để định giá nếu giá trị khoản vay lớn hơn 1 tỷ đồng và ngược lại, khoản vay dưới 1 tỷ đồng sẽ do CN tự thực hiện. Bước này được tiến hành trước khi thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Việc thẩm định tài sản thế chấp nhằm tránh cho BACABANK- CN Hà Nội các rủi ro do tranh chấp, quy hoạch, khả năng chuyển nhượng, vay hộ, cò tín dụng, bất động sản giảm sút giá trị hoặc các rủi ro pháp lý khác. Điều kiện để người sử dụng đất được quyền thế chấp quyền sử dụng đất là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ dựa vào giá trị TSBĐ được cung cấp để cùng với thông tin nguồn thu nhập và nhu cầu thực tế của làm cơ sở xác định mức cấp cho khách hàng. Thời gian định giá TSBĐ thông thường từ 2 đến 3 ngày.
Bảng 2.18: Kết quả thẩm định TSBĐ của KHCN tại NH TMCP Bắc Á- CN Hà Nội giai đoạn 2017- 2019
St
t Phân loại
ĐVT
2017 2018 2019
1 Tổng số hồ sơ KHCN được thẩm định Bộ 1.136 1.250 1.255 2 Số hồ sơ bị từ chối do khách hàng không
đáp ứng tiêu chuẩn về TSBĐ Bộ 15 43 52
3 Tỷ lệ hồ sơ bị từ chối do khách hàng không
đáp ứng tiêu chuẩn về TSBĐ % 1,32 3,44 4,14
Nguồn: Phòng Tín dụng- BACABANK- CN Hà Nội
Nhìn chung trong thời gian qua, BACABANK- CN Hà Nội đã thực hiện tốt nội dung thẩm định tư cách pháp lý của KHCN vay vốn và đã thực hiện tốt việc thẩm định phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ của KHCN. Tuy nhiên, nội dung thẩm định TSBĐ của KHCN còn nhiều hạn chế do TSBĐ của KHCN rất đa dạng, mà năng lực thẩm định của một số cán bộ, nhân viên ngân hàng còn hạn chế. Điều này cho thấy trong thời gian tới, BACABANK- CN Hà Nội phải có các biện pháp hoàn thiện việc thẩm định TSBĐ của KHCN.