KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
1.2.5. Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mạ
ngân hàng thương mại
Thẩm định tín dụng KHCN chỉ là một khâu trong toàn bộ quy trình tín dụng nói chung. Thế nhưng khâu này cực kỳ quan trọng vì nó giúp đánh giá chính xác và trung thực được khả năng thu hồi nợ trước khi quyết định cho vay. Do vậy, khâu này cần được tách riêng ra và chi tiết hóa thành một quy trình riêng, gọi là Quy trình thẩm định tín dụng KHCN.
Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay.
Hình 1.1: Quy trình chung về thẩm định tín dụng KHCN tại CN NHTM
Trong đó:
Bước 1: Xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng
Bước này để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, kiểm tra sơ bộ xem khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn không.
- CBTD phỏng vấn khách hàng và xác định nhu cầu của khách hàng.
- CBTD hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của NH, xác định yêu cầu vay vốn của khách hàng có phù hợp với các quy định cho vay theo yêu cầu của sản phẩm khách hàng có nhu cầu hay không.
- Trong giai đoạn này, CBTD có đủ thông tin chi tiết về khách hàng (thu nhập, việc làm, tài sản...) để ra quyết định từ chối ngay đối với khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.
- Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn, CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đầy đủ, yêu cầu khách hàng hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ. Thông thường bộ hồ sơ cho vay bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ TSBĐ và các giấy tờ khác liên quan đến mục đích sử dụng vốn (nếu có).
Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung
Có 02 loại thông tin cần thiết để bổ sung:
- Hồ sơ/ thông tin do khách hàng cung cấp: CBTĐ nghiên cứu chi tiết hồ sơ, thực hiện yêu cầu bổ sung một số hồ sơ cần làm rõ theo tính chất từng hồ sơ. Khi bổ sung hồ sơ, CBTĐ cần quy định rõ thời gian bổ sung (theo đúng quy định Hội sở chính), đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng. CBTĐ cần trao đổi chi tiết, cụ thể với khách hàng, đảm bảo hồ sơ bổ sung 01 lần, tránh bổ sung nhiều lần gây phiền hà cho khách hàng.
- Thông tin do CBTĐ tự tìm hiểu: Tùy theo tính chất từng hồ sơ, CBTĐ thực hiện tìm kiếm thông tin liên quan tới khách hàng/ phương án kinh doanh của khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các mối quan hệ cá nhân, qua các văn bản, quy định pháp luật,... đảm bảo ra được quyết định cho vay/ từ chối phù hợp nhất với tính chất hồ sơ của khách hàng.
Mục tiêu của bước này là thẩm định xem thực tế khách hàng có khả năng vay được không, khả năng vay được bao nhiêu tiền và vay trong thời gian bao lâu là phù hợp với nhất với khách hàng. Thông thường thời gian thực hiện bước này trong khoảng 3- 5 ngày (tùy theo mức độ phức tạp của hồ sơ). Đây cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng KHCN và được thực hiện theo các nội dung sau:
- Thẩm định tư cách pháp lý khách hàng cá nhân.
- Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng cá nhân.
- Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. - Thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng cá nhân.
Công cụ thẩm định ở bước này chủ yếu là so sánh và đối chiếu hồ sơ khách hàng với các tiêu chuẩn thẩm định để xem xét đánh giá các yếu tố trong hồ sơ vay vốn của khách hàng có đảm bảo hợp lý và hợp lệ hay không.
Bước 4: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng
Từ những thông tin phân tích tại bước 3, CBTĐ đánh giá khả năng phát sinh rủi ro và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Ở bước này, CBTĐ căn cứ vào tính chất từng hồ sơ để đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo đủ thông tin cần thiết để cấp phê duyệt xem xét trước khi đưa ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với KHCN.
Bước 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thẩm định tín dụng KHCN tại CN NHTM. Sau khi bộ hồ sơ vay vốn của KHCN đã được thẩm định, lập tờ trình thẩm định và được kiểm soát rủi ro tín dụng, người kiểm soát sẽ có kết luận về khả năng thu hồi khoản vay trong tương lai của khách hàng để những người ra quyết định tín dụng có căn cứ đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng.