Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài chi nhánh ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 43 - 47)

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.3.3. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài chi nhánh ngân hàng thương mạ

thương mại

- Môi trường pháp lý: Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu cơ chế chính sách hợp lý, có tính hiệu lực cao, đồng bộ thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Ngược lại sẽ là rào cản, kiềm chế sự phát triển của các ngành kinh tế. Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NH cũng chịu sự tác động của môi trường pháp lý, đó là hệ thống các văn bản Luật và dưới luật do

các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống pháp lý điều chỉnh công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM được quy định chặt chẽ, hợp lý, phù hợp sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay, đem lại lợi ích cho NH, khách hàng, thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế cùng phát triển.

- Môi trường KT- XH: có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng KHCN. Nếu trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội ổn định, công nghệ hiện đại, thông tin về khách hàng được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, minh bạch... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tín dụng của NH. Ngược lại nếu nền kinh tế thường xuyên biến động bất lợi thì công tác thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó khăn khăn trong việc dự báo xu hướng phát triển và thay đổi của nền kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế thường xuyên biến động, nhu cầu thị hiếu của thị trường cũng thay đổi, công nghệ sản xuất luôn được đổi mới. Vì vậy, nếu khách hàng không bắt kip sự thay đổi đó thì sẽ khó tồn tại và phát triển, có thể lâm vào tình trạng phá sản và không trả được nợ cho NH.

- Đối thủ cạnh tranh: Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới... Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, NH sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự...

- Khách hàng:

Thu nhập của người đi vay là yếu tố quyết định đối với việc ra quyết định cho vay, xác định mức vay, thời gian trả nợ...

Để vay vốn NH, người đi vay phải chứng minh thu nhập của mình có đủ khả năng trả nợ, đây phải là nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên, đảm bảo khả năng trả nợ NH trong suốt thời gian vay vốn. Đối với KHCN thì thu nhập khách hàng thường phụ thuộc vào tình hình hoạt động của các công ty hoặc tình hình kinh tế.

Điều đó đòi hỏi NH phải làm tốt, chính xác phân loại đối tượng vay vốn, từ đó có các biện pháp kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ hướng dẫn, phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả cho vay.

Các sản phẩm cho vay được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế, đa dạng của khách hàng, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu, đem lại sự thỏa mãn, hài lòng cho khách hàng. Tuy nhiên, so với các nước khác trên thế giới, tín dụng cho vay đối với các KHCN tại các NH vẫn chưa phát triển, một phần do tâm lý sợ vay nợ, không muốn đi vay vốn NH để tiêu dùng hay kinh doanh mà chỉ dùng vốn tự có hay vay mượn không phải trả lãi của người thân, bạn bè...

Nắm được diễn biến tâm lý khách hàng trong quá trình thẩm định cấp tín dụng là vấn đề then chốt để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

Những người có trình độ học vấn cao thường có công việc đòi hỏi trình độ cao, đem lại thu nhập cao, ổn định. Vì vậy nhu cầu hưởng thụ của họ thường cao hơn và là đối tượng ưu tiên phục vụ của NH. Đây là đối tượng có hiểu biết nhất định về NH, có ý thức trách nhiệm, luôn chấp hành quy định NH và trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. Do đó việc thẩm định cho vay đối với đối tượng khách hàng này cũng đỡ phức tạp hơn so với các đối tượng khác.

- Các tổ chức cung cấp thông tin:

CBTD tiến hành công tác thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập được. Như vậy kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, lượng thông tin đầy đủ, chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả thẩm định tốt. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thông tin. Thông tin có thể thu thập được từ các nhiều nguồn:

+ Thông tin từ chính các khách hàng vay vốn. Bất kỳ khách hàng nào xin vay vốn cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của NH. Đó là dự án xin vay vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi các khách hàng muốn được vay vốn bao giờ cũng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài

chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này CBTD thường phải xử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin.

+ Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền. Vì trước khi trình dự án xin vay vốn thì các dự án này đã qua bước thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt dự án. Đây cũng là một cơ sở để CBTD yên tâm hơn về tính khả thi của dự án.

+ Thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm phòng ngừa rủi ro cũng là nguồn đáng tin cậy.

+ Ngoài ra còn có các nguồn thông tin khác như bạn hàng của khách hàng vay vốn, từ các NH khác đã có mối quan hệ từ trước.

Sau khi đã thu thập được thông tin thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với CBTD là xử lý các thông tin đó như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian vừa thu được kết quả cao. Để làm được điều này thì phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w