Giải pháp về quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 99 - 102)

IV Theo thâm niên công tác trong ngành

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC – CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.4. Giải pháp về quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Hiện tại quy trình thẩm định tín dụng KHCN còn mất nhiều thời gian, thiếu sự phối hợp của hai bộ phận là cán bộ thẩm định và cán bộ QHKH, cán bộ thẩm định không nắm được nhiều thông tin cần thiết ảnh hưởng đến quyết định phê duyệt hồ

sơ. Vì vậy, quy trình cần được thay đổi để đảm bảo để công tác thẩm định tín dụng được nhanh chóng đáp ứng được mục tiêu chất lượng mà BACABANK- CN Hà Nội đang theo đuổi.

- Tìm hiểu và nắm vững địa bàn, đối tượng cần thẩm định:

Cán bộ thẩm định tín dụng phải tìm hiểu và nắm vững địa bàn cần thẩm định, những đặc điểm vùng miền v.v..., điều này giúp cho cán bộ thẩm định tiết kiệm được thời gian và chi phí thẩm định. Hoạt động thẩm định của NH là hoạt động mang tính tổng hợp các thông tin từ nhiều mối quan hệ từ nhiều phía, do vậy trong và sau khi cho vay, cán bộ phải thu thập một khối lượng lớn thông tin về khoản vay như thông tin pháp lý, thông tin quan hệ tín dụng NH khác, thông tin về cơ quan làm việc của khách hàng đối với khách hàng có thu nhập từ lương, thông tin thuế đối với khách hàng kinh doanh ... Khối lượng thông tin thu thập lớn nên cần có quá trình sang lọc xử lý, tổng hợp để có những đánh giá chuẩn xác về khoản vay.

Đồng thời, CBTD cần tạo dựng những mối quan hệ tốt với các cán bộ địa phương, cơ quan chính quyền ... để thu thập được những thông tin đáng tin cậy và kịp thời.

- Hoàn thiện về quy trình thẩm định TSBĐ:

Giá trị TSBĐ là một trong những nhân tố quan trọng cho việc ra quyết định phê duyệt khoản vay tại BACABANK- CN Hà Nội. Việc định giá xác định giá trị TSBĐ ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, nên việc định giá giá trị TSBĐ rất quan trọng và phức tạp. Do vậy, để đánh giá một cách chính xác cần có chuyên môn hóa cao đối với các giá trị tài sản lớn hoặc đặc thù như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... Với chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thẩm định việc định giá TSBĐ có giá trị lớn hoặc phức tạp thường không phù hợp, vượt quá chuyên môn nghiệp vụ, ảnh hưởng đến quyết định và thời gian phê duyệt hồ sơ. Như quy trình thẩm định tại một số NH TMCP lớn đã tách riêng bộ máy thẩm định tài chính thành hai bộ phận: thẩm định tín dụng và thẩm định TSBĐ. Hai bộ phận trên tiến hành thẩm định khoản vay song song, cùng với chuyên môn hóa nên quyết định phê duyệt chính xác cao, thời gian phê duyệt nhanh.

- Hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống:

Trong công tác thẩm định tín dụng tại BACABANK - CN Hà Nội, CBTD đưa quá nhiều quan điểm cá nhân trong quá trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ. Điều đó dẫn đến sự không khách quan đối với hồ sơ vay vốn. Chính vì vậy, BACABANK- CN Hà Nội nên cần hoàn thiện các chỉ tiêu quy định xếp loại khách hàng trong hệ thống. Hoàn thiện ở đây đề cập đến các yếu tố: đối tượng khách hàng được xếp loại, bổ sung các chỉ tiêu nhằm hoàn thiện tính dự báo, có cái nhìn toàn diện về cơ hội, tiềm năng, khả năng ... của khách hàng.

Hệ thống xếp hạng loại khách hàng của BACABANK- CN Hà Nội đang áp dụng chỉ để dùng xác định lãi suất cho từng đối tượng khách hàng, không tham gia vào phân loại khách hàng đủ tiêu chuẩn hay không ? Do vậy, BACABANK- CN Hà Nội cần đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống xếp loại khách hàng và đưa vào ứng dụng thực tế trong công tác thẩm định.

- Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục khi thẩm định cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản về sau. Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp, xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết của khách hàng đối với khoản vay... để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề, có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu.

- Phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan quy trình tín dụng:

Quy trình nên có bước xác định ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ QHKH xác định mức cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt nào, nếu mức thẩm quyền phê duyệt phải qua Trung tâm quản lý tín dụng KHCN thì cán bộ QHKH yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ cơ bản và phối hợp với Trung tâm để thẩm định song song và sau khi cán bộ QHKH hoàn thành hồ sơ đầy đủ chuyển sang bộ phận

thẩm định, cán bộ QHKH phải hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của cán bộ thẩm định để nhanh chóng hoàn thành báo cáo thẩm định một cách độc lập.

Cần đưa ra một chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn để nâng cao trách nhiệm của cán bộ thẩm định tín dụng. Cần phải nêu rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận trong quy trình cấp tín dụng. Phải quy rõ trách nhiệm khi hồ sơ phát sinh nợ xấu và hình thức kỷ luật với những cán bộ gây nợ xấu cố ý.

Ngoài ra, BACABANK- CN Hà Nội nên đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vào chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng cuối năm của cán bộ thẩm định để cán bộ thẩm định khi thực hiện thẩm định và phê duyệt tín dụng có thái độ hợp tác và hỗ trợ CN hơn. Đồng thời, gắn chỉ tiêu nợ xấu vào chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuối năm của CN để CN có trách nhiệm hơn trong công việc kiểm tra, thu thập và cung cấp hồ sơ tín dụng.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 99 - 102)