Bài học về phát triển thị trường bán lẻ cho các ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lâm đồng (Trang 39 - 42)

Việt Nam

1.3.2.1 Mở rộng mạng lưới phục vụ

Mở rộng mạng lưới có thể giúp ngân hàng gia tăng khả năng tiếp cận với khách hàng của mình. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới hoạt động còn tùy thuộc vào năng lực tài chính cũng như quy định từ phía NHNN. Việc phát triển mạng lưới phải nằm trong chiến lược phát triển khách hàng và khai thác thị trường hiệu quả. Đồng thời, cùng với việc phát triển mạng lưới, các NHTM cũng cần ra soát lại các điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để có giải pháp thích hợp.

1.3.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa và gia tăng tiện ích sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để ngân hàng mở rộng thị trường bán lẻ của mình. Các ngân hàng nên hình thành bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm, trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. Tuy nhiên, đa dạng hóa sản phẩm không có nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm đơn lẻ, rời rạc mà cần kết hợp các tính năng tiện ích của nhiều sản phẩm vào một gói dịch vụ, nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

1.3.2.3 Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng

Phần lớn đối tượng phục vụ của ngân hàng bán lẻ là khách hàng cá nhân, vì vậy việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Tăng cường chuyển tải thông tin đến công chúng giúp

khách hàng có thông tin cập nhật về uy tín và năng lực của ngân hàng, hiểu biết về các sản phẩm bán lẻ, nắm được cách thức sử dụng và tiện ích của sản phẩm. Vì khách hàng biết được vai trò và vị trí quan trọng của họ đối với các ngân hàng nên bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu giao dịch, họ còn đòi hỏi về chế độ chăm sóc. Ngân hàng nào có chế độ chăm sóc khách hàng càng tốt thì khả năng đạt được sự thỏa mãn của khách hàng càng cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thật sự, việc chăm sóc khách hàng phải được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp không mang tính chất tạm thời theo thời điểm.

1.3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn lực

Một trong những đặc thù sản phẩm của ngân hàng là tính vô hình nên công nghệ và con người là những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng phải tập trung vào yếu tố con người mà cụ thể là xây dựng một đội ngũ nhân viên đủ lớn về chất và lượng mà các NHTM cần, quy định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ, đề cao tinh thần hợp

tác và làm việc theo nhóm nhằm chia sẻ tri thức và nâng cao chất lượng công việc.

1.3.2.5 Cải cách quy trình nghiệp vụ và hiện đại hóa công nghệ thông tin

Tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, từng bước triển khai mô hình giao dịch một cửa là một trong những điều kiện cần để ngân hàng gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình với ngân hàng bạn. Đồng thời, ngân hàng cũng cần tăng cường kỹ thuật xử lý tự động quy trình tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thẩm định thông tin, xử lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tính bảo mật. Để thực hiện được những điều trên, bản thân ngân hàng cần nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, quản lý ngân hàng theo hướng tự động hóa.

1.3.2.6 Quảng bá thương hiệu

Một ngân hàng có thương hiệu được thừa nhận rộng rãi trên thị trường là ngân hàng đã được khẳng định tên tuổi và được nhiều người biết đến. Người tiêu dùng thường tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu nổi tiếng vì sự tin

tưởng vào chất lượng của những sản phẩm này. Do đó, quảng bá thương hiệu để giữ vững khách hàng hiện tại và gia tăng khách hàng tiềm năng là việc làm vô cùng thiết thực của NHTM hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được những các lý luận về mở rộng thị trường bán lẻ, từ khái niệm, đặc điểm của thị trường bán lẻ và các sản phẩm bán lẻ đang hiện hành ở các NHTM Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa các tiêu chí để đánh giá việc mở rộng thị trường bán lẻ của NHTM. Việc nghiên cứu các lý luận này là cực kỳ cần thiết để có cái nhìn đầy đủ và đa chiều về việc mở rộng thị trường bán lẻ của ngân hàng. Những lý luận này là cơ sở lý luận quan trọng để luận văn phân tích thực trạng mở rộng thị trường bán lẻ của Agribank Lâm Đồng tại chương 2. Ngoài ra, luận văn còn khẳng định được tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường bán lẻ và đề cập kinh nghiệm mở rộng thị trường bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài có chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam từ đó rút ra bài học cho các NHTM Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm này cũng là một trong những cơ sở để tác giả đề xuất ra giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤBÁN LẺ

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lâm đồng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)