Một là, chi nhánh kịp thời bám sát diễn biến thị trường tiền tệ trên địa bàn để
xây dựng cơ chế lãi suất tiền gửi, tiền vay hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranh.
Hai là, chú trọng đến công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu. Thương hiệu là vấn đề cốt lõi trong kinh doanh. Mặc dù có lợi thế về thương hiệu Agribank trên thị trường và là một ngân hàng 100% vốn nhà nước có bề dày kinh nghiệm 27 năm, nhưng để phát huy được thương hiệu đó trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là cả sự nỗ lực phấn đấu của chi nhánh suốt từ những ngày đầu thành lập cho đến nay.
Ba là, không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng các điểm giao dịch. Hệ thống ATM và thiết bị EDC được trang bị đến tất cả chi nhánh, phòng giao dịch đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc ký thỏa thuận trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20 của Chính phủ. Số lượng thẻ phát hành tăng nhanh tạo điều kiện cho việc sử dụng nguồn vốn rẻ.
Bốn là,thường xuyên tổ chức tập huấn, trau dồi kiến thức nghiệp vụ mới cho
cán bộ nhân viên để từ đó họ luôn nắm vững nghiệp vụ, xử lý chính xác, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh. Hàng năm Ban đề tài của chi nhánh đều tổ chức tốt phong trào phát huy đề tài, sáng kiến nghiệp vụ nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, áp dụng kịp thời vào thực tế nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho chi nhánh trong công tác kinh doanh.
Năm là, chất lượng công tác quản trị được các cấp lãnh đạo quan tâm.Thực hiện cơ chế điều hành theo hướng đúng pháp luật, đúng điều lệ, quy chế, đúng chức năng, nhiệm vụ, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Duy trì việc chỉ đạo điều hành thông qua kế hoạch, giao kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, ngay từ đầu năm để các chi nhánh chủ động trong điều hành hoạt động kinh doanh của mình.Duy trì thường xuyên và thực hiện tốt chế độ giao ban hàng tháng tại các chi
nhánh, toàn tỉnh, phòng ban kết hợp với việc định kỳ sơ, tổng kết việc thực hiện mục tiêu định hướng và giải pháp kịp thời trong điều hành hoạt động kinh doanh.
Sáu là, thực hiện tốt công tác tự kiểm tra nhằm phát hiện sớm và khắc phục những sai sót. Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của ngân hàng cấp trên, thanh tra của NHNN với kiểm tra của ngân hàng tỉnh và tự kiểm tra tại ngân hàng cơ sở và thanh tra nhân dân. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết dứt điểm các đơn, thư khiếu tố, khiếu nại. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, ngăn ngừa các sai sót đồng thời phát hiện, xử lý nghiêm túc các sai phạm. Thực hiện tốt công tác lấy nhận xét của các cấp chính quyền huyện, xã đối với các cán bộ tín dụng công tác tại địa bàn nhằm nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những sai sót làm mất lòng tin của quần chúng, nhân dân. Chấp hành tốt chế độ báo cáo, thỉnh thị, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngân hàng cấp trên, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể các cấp.
Bảy là, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý cán bộ, nắm bắt kịp thời tâm tư tình cảm của CBCNV. Đẩy mạnh phong trào thi đua, gắn phát động phong trào thi đua với những mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, thi đua phải mang lại lợi ích thiết thực và hài hoà giữa lợi ích nhà nước, tập thể và người lao động.