Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lâm đồng (Trang 46 - 73)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Với phương châm chủ động nguồn vốn từ nguồn huy động dân cư, huy động vốn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chỉ đạo thực hiện các giải pháp kinh doanh. Với 36 sản phẩm huy động vốn thế mạnh hiệncó, Agribank Lâm Đồng đã cung cấp khá đầy đủ các sản phẩm tiền gửi cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của khách hàng là cá nhân hay tổ chức, Argibank Lâm Đồng đều có những sản phẩm phù hợp đáp ứng tốt yêu cầu, cụ thể các sản phẩm tiêu biểu như:

- Với khách hàng cá nhân: Tiền gửi linh hoạt, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước định kỳ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… các giấy tờ có giá.

- Với khách hàng doanh nghiệp: Ngoài các sản phẩm tiền gửi thông thường còn có các sản phẩm khác nhau như tiền gửi đầu tư tự động, dịch vụ quản lý tiền mặt, thu chi hộ các doanh nghiệp

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính qua các năm của Agribank Lâm Đồng)

Biểu đồ 2.1 cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn của Agribank Lâm Đồng nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn, có tính ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, cụ thể: đến 31/12/2014 là 6.562 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88,19% trong tổng nguồn vốn, so với năm 2012 tăng 1.797 tỷ, tỷ lệ tăng 137,7%. Trong khi đó, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tài chính là 819 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,01% trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này có tăng trong năm 2013 lên 13,53% đến năm 2014 chỉ còn 11,01%, chủ yếu giảm nguồn vốn tiền gửi Kho bạc. Tiền gửi TCTD là 60 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 0,81% trong tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn huy động từ cá nhân ngày càng chiếm tỷ cao trong tổng nguồn vốn đã thể hiện tính ổn định cũng như uy tín của Agribank Lâm Đồng trên địa bàn.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn phân theo loại hình huy động tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính qua các năm của Agribank Lâm Đồng)

Đồ thị 2.1: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính các năm của Agribank Lâm Đồng)

Để đánh giá chất lượng của nguồn vốn huy động tại chi nhánh cần xem xét và phân tích sâu hơn trên khía cạnh thời gian. Từ đồ thị 2.1 cho thấy, nguồn tiền gửi không kỳ hạn năm 2014 tăng 189 tỷ đồng so với năm 2012 nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đi ngang và đi xuống, từ 16,83% năm 2012 xuống còn 16,65% năm 2013 và giảm xuống 14,96% cuối năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu do giảm nguồn tiền gửi của Kho bạcNhà

nước. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn mặc dầu không ổn định nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đảm bảo có nguồn vốn giá rẻ cho mục đích tăng cường lợi nhuận.Tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm tăng đều từ năm 2012 đến 2014. Số tuyệt đối đến 31/12/2014 là 4.198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,87% trên tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng bình quân là trong 3 năm là 7,5%. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đến 31/12/2014 đạt 2.027 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,46% trong tổng nguồn vốn, tăng 3,17 lần so năm 2010, tốc độ tăng bình quân 79%/năm. Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đến thời điểm 31/12/2014 là 53 tỷ đồng, giảm 171 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 0,72% trong tổng nguồn vốn huy động.

Như vậy, nguồn vốn tại chi nhánh tăng chủ yếu từ tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng. Trong năm 2014 loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng 159,96% so với năm 2013. Điều này cho thấy, khi tỷ lệ lạm pháp được kiểm soát, lãi suất có xu hướng ngày càng giảm nên khách hàng đã chọn sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao. Cơ cấu nguồn vốn đã có sự chuyển biến nhưng tỷ trọng loại tiền gửi từ 12 tháng đến dưới 24 tháng còn thấp (27,46%) chưa cân đối với tỷ trọng đầu tư trung, dài hạn (28,6%).

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính các năm của Agribank Lâm Đồng)

Từ biểu đồ 2.3 cho thấy sau cơn bão tăng lãi suất huy động đỉnh điểm vào giai đoạn năm 2011, bước sang năm 2012 tuy lãi suất đã giảm nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn của dư âm những năm trước, nhiều ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong thanh khoản. Dấu

hiệu căng thẳng thanh khoản trên hệ thống ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 tiếp tục kéo dài sang năm 2012 khiến NHNN duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãi suất huy động. Bên cạnh đó, Agribank Lâm Đồng cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi một số ngân hàng trên địa bàn đã tìm mọi cách để lôi kéo nguồn vốn huy động kể cả biện pháp “lách” luật. Song, với sự ra đời của Chỉ thị 02/2011/CT-NHNN ngày 07/9/2011, trong đó quy định rõ các hình thức xử phạt cùng với việc NHNN kiên quyết xử lý các TCTD vi phạm và sự nỗ lực vượt bậc của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên nên Agribank Lâm Đồng luôn là đơn vị gương mẫu, dẫn đầu và có thị phần huy động vốn liên tục tăng năm 2012 tăng 1,4%, Trong khi đó, thị phần huy động vốn của các NHTM khác trên địa bàn tiếp tục giảm, nhiều nhất là Vietinbank Bảo Lộc giảm 1,38%, tiếp sau là Sacombank giảm 1,24%.

Thị phần huy động vốn trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng năm 2014 được nêu tại Phụ lục 7.

2.2.2 Hoạt động dịch vụ tín dụng

Đến 31/12/2014, với tổng dư nợ đạt 10.188 tỷ đồng, Agribank Lâm Đồng là một trong 6 chi nhánh có dư nợ trên 10.000 tỷ trong toàn hệ thống Agribank. Đây là thành tựu hết sức to lớn và đáng tự hào của Agribank Lâm Đồng.

Bảng 2. 2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank LâmĐồng giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị: Tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2013 với 2012 So sánh 2014 với 2013 2012 2013 2014 Số tiền Tăng, giảm (%) Số tiền Tăng, giảm (%) 1 Tổng dư nợ của Agribank Lâm Đồng 7.060 8.781 10.188 1.721 24,38 1.407 16,02

2 Doanh số cho vay 11.077 9.766 12.979 -1.311 -11,84 3.213 32,90

3 Doanh số thu nợ 9.356 8.359 11.571 -997 -10,66 3.212 38,43

4 Dư nợ phân theo cơ

cấu tín dụng

4,1 Theo kỳ hạn 7.060 8.781 10.188 1.721 24,38 1.407 16,02

+ Dư nợ cho vay ngắn

hạn 5.043 5.808 6.394 765 15,17 586 10,09 + Dư nợ cho vay

trung và dài hạn 2.017 2.973 3.794 956 47,40 821 27,62

4,2 Theo đối tượng khách

hàng 7.060 8.781 10.188 1.721 24,38 1.407 16,02 + Dư nợ của DN 1.726 1.728 1.856 2 0,12 128 7,41 + Dư nợ hộ gia đình, cá nhân 5.334 7.053 8.332 1.719 32,23 1.279 18,13 4,3 Theo ngành kinh tế 7.060 8.781 10.188 1.721 24,38 1.407 16,02 + Nông nghiệp 2.409 3.431 4.356 1.022 42,42 925 26,96 + CN, TTCN 305 320 269 15 4,92 -51 -15,94 + TN, dịch vụ 3.186 3.703 4.131 517 16,23 428 11,56 + GTVT, xây dựng 607 585 673 -22 -3,62 88 15,04 + Ngành khác 553 742 759 189 34,18 17 2,29 5 Tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn 22.458 26.759 32.510 4.301 19,15 5.751 21,49 6 Thị phần của Agribank Lâm Đồng (%) 31,44 32,82 31,34 1,38 4,39 -1,48 -4,50

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Agribank Lâm Đồng đã không ngừng nỗ lực triển khai các hoạt động tín dụng tập trung đầu tư vào các chương trình trọng tâm, trọng điểm của Nhà nước cũng như của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội như: Cho vay hỗ trợ lãi suất DNNVV, nông nghiệp, nông thôn, thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản, phục vụ đời sống và tiêu dùng, cho vay tái canh cây cà phê... 41 sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và 32 sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp với các mục đích khác nhau như cho vay để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, cho vay hỗ trợ du học, hỗ trợ xuất khẩu, các hình thức bảo lãnh, chiết khấu… thể hiện sản phẩm tín dụng của Agribank Lâm Đồng tương đối phong phú, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank Lâm Đồng luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của các TCTD trong tỉnh, phù hợp với yêu cầu hoạt động của chi nhánh.

Cùng với việc tăng trưởng và mở rộng quy mô tín dụng, doanh số cho vay trong ba năm 2012-2014 cũng đã tăng với tốc độ bình quân trên 10,71%. Điều đó cho thấy nguồn vốn cho vay được quay vòng và sử dụng khá hiệu quả, đáp ứng cho nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến dư nợ phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 – 2014

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2012 - 2014 của Agribank Lâm Đồng)

Biểu đồ 2.4 và 2.5 phản ánh sự phân bổ đầu tư tín dụng đối với các ngành kinh tế của Agribank Lâm Đồng. Năm 2012, Thương nghiệp và Dịch vụ là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 45,13%, tiếp đến là Nông nghiệp chiếm tỷ lệ 34,12%. Dư nợ đối với các ngành kinh tế này đều có sự tăng trưởng qua các năm.Trong hai năm 2013 và 2014, dư nợ ngành Nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ từ 34,12% tăng lên 39,07% rồi 42,76%, cho thấy chi nhánh đã ưu tiên tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo định hướng của ngành Ngân hàng cũng như của địa phương, góp phần tích cực đưa vốn về cho nông dân, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đầu tư sản xuất phát triển kinh tế địa phương và đất nước. Nhìn chung, tỷ trọng cơ cấu đầu tư cho ngành Thương nghiệp và Dịch vụ năm 2014 giảm so với năm 2012, nhưnggiá trị tuyệt đối vẫn tăng đều trong 3 năm:năm 2012 - 3.186 tỷ đồng, năm 2013 - 3.703 tỷ đồng, năm 2014 - 4.131 tỷ đồng, chứng tỏ ngành công nghiệp không khói này vẫn được quan tâm đầu tư. Hai ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn là 2,64%. Ngành Giao thông vận tải, Xây dựng và những lĩnh vực còn lại chiếm 14,06% dư nợ cho vay.

Tỷ trọng dư nợ đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế tương đối hợp lý và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương cũng như định hướng của Agribank. Đó là chú trọng cho vay DNNVV nên tốc độ cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng trưởng bình quân khá cao và tỷ trọng được nâng lên hàng năm. Biểu đồ 2.6 và 2.7 cho thấy đầu tư cho thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân qua các năm đều có sự tăng trưởng khá mạnh. Năm 2012 là 5.334 tỷ đồng, chiếm 75,55% tổng dư nợ năm 2014 là 8.332 tỷ đồng, chiếm tới 81,78%. Xếp thứ hai là nhóm các doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm tỷ trọng 18,22% trên tổng dư nợ. Cho vay đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước cũng theo chiều hướng ngày càng thu hẹp. Năm 2012 là 2,9% so với tổng dư nợ, đến 2014 là 0%, điều này phù hợp với định hướng chung của Agribank.

Biểu đồ 2.6: Diễn biến dư nợ phân theo thành phần kinh tế của Agribank Lâm Đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2012 - 2014 của Agribank Lâm Đồng)

Thị phần dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2014 được nêu tại Phụ lục 8.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Lâm Đồng)

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng nợ xấu phân theo loại khách hàng tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2012 - 2014 của Agribank Lâm Đồng)

Quan sát biểu đồ 2.8 và 2.9 cho thấy suy thoái kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nợ xấu đến 31/12/2014 là 1,26%. Đây là tỷ lệ nợ xấu vẫn trong mức cho phép, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,42 năm 2012 đến 1,26 năm 2014. Tuy ở mức cho phép, nhưng nguy cơ tiềm ẩn khá cao do tình hình sản xuất, tiêu thụ của các doanh nghiệp còn khó khăn, nhiều đơn vị phải cơ cấu lại nợ, vì thế tuy nằm ở nợ nhóm 2 nhưng việc phát sinh nợ xấu rất dễ xảy ra. Tỷ

trọng nợ xấu nhóm khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Năm 2012 tỷ trọng hai nhóm này gần như tương đương nhau, nhưng năm 2013 và 2014 thì nhóm doanh nghiệp cao hơn nhiều, phản ánh tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn.

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng nợ xấu phân theo thành phần kinh tế tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2012 - 2014 của Agribank Lâm Đồng)

Biểu đồ 2.10 cho thấy tỷ trọng nợ xấu của ngành Thương nghiệp và Dịch vụ chiếm tới 58,3%, trong khi đó ngành Nông nghiệp chỉ chiếm có 16,03%. So với năm 2013 tỷ trọng nợ xấu của ngành Thương nghiệp và Dịch vụ có giảm. Nợ xấu các nhóm đều giảm, tuy nhiên chủ yếu là do xử lý rủi ro tín dụng và việc thực hiện Quyết định số 780/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về giải pháp tín dụng hỗ trợ khách hàng vay vốn cũng là yếu tố hạn chế phát sinh nợ xấu mới.

Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động cho vay, trong thời gian vừa qua Agribank Lâm Đồng cũng đã quan tâm và chú trọng hơn đến sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh, không chỉ nhằm tăng thêm thu nhập về dịch vụ mà còn góp phần hỗ trợ cho hoạt động của khách hàng qua đó có thể mở rộng quan hệ khách hàng tiền vay, tiền gửi và các dịch vụ khác của chi nhánh.

Bảng 2. 3: Tình hình thực hiện bảo lãnh tại Agribank Lâm Đồng

Đơn vị: triệu đồng

Năm

CHỈ TIÊU 2012 2013 2014

1. Các loại hình bảo lãnh 55.572 85.549 63.579

Bảo lãnh thanh toán 9.375 6.096 12.968

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 13.891 34.845 18.982

Bảo lãnh dự thầu 5.370 10.434 3.419

Bảo lãnh khác 26.936 34.174 28.210

2. Thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh 1.832 1.911 2.248

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Lâm Đồng)

Số liệu thể hiện tại bảng 2.3 cho thấy trong giai đoạn từ 2012 đến 2014, hoạt động bảo lãnh tại Agribank Lâm Đồng đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Hoạt động bảo lãnh tuy đã có bước phát triển tốt nhưng vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro do các khoản bảo lãnh do Agribank Lâm Đồng phát hành chủ yếu tập trung ở loại bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán, hoàn trả tạm ứng, bảo hành … và đối tượng khách hàng được bảo lãnh chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xây dựng và cung cấp vật liệu trong xây dựng, do đó sự phát triển hay suy thoái của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ tác động lớn đến hoạt động bảo lãnh của chi nhánh.

Biểu đồ 2.11: Thị phần dư nợ của Agribank Lâm Đồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong 3 năm 2012 - 2014

Đánh giá về sự duy trì và phát triển thị phần cho vay của Agribank Lâm Đồng trong giai đoạn 3 năm 2012 đến 2014: Xác định việc giữ vững thị phần dư nợ là một nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh vì đây là kênh tạo lợi nhuận nhiều nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, vì vậy Ban Lãnh đạo chi nhánh đã có nhiều biện pháp nhằm giữ vững và phát triển thị phần cho vay của mình. Tuy nhiên biểu đồ 2.11 cho thấy thị phần cho vay của Agribank Lâm Đồng trong năm 2013 là 32,83% tăng1,38% so với năm 2012, tuy nhiên lại giảm 1,48%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lâm đồng (Trang 46 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)