Mở rộng và nâng cao chất lượng các kênh phân phối sản phẩm dịchvụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lâm đồng (Trang 92 - 94)

3.2 Các giải pháp phát triển dịchvụ bán lẻ tại Nông nghiệp và Phát triển Nông

3.2.1.4 Mở rộng và nâng cao chất lượng các kênh phân phối sản phẩm dịchvụ

- Mở rộng thêm các kênh phân phối hiện đại khác

Cần nghiên cứu, đánh giá các kênh phân phối hiện đại trên thị trường trong nước và quốc tế để kiến nghị bổ sung các kênh còn thiếu đồng thời có kế hoạch phát triển các kênh phân phối mới trên cơ sở phù hợp với đặc điểm và định hướng phát triển của Agribank nói chung và Agribank Lâm Đồng nói riêng.

Mở rộng các kênh phân phối qua các đại lý như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM, đại lý thanh toán.

- Nâng cao chất lượng các kênh phân phối hiện có

Hiện tại, Agribank Lâm Đồngđang có ba kênh phân phối chính: qua các điểm giao dịch, qua ATM/POS và kênh Internet, Mobile Banking.

- Đối với kênh phân phối qua các điểm giao dịch:

+ Tập trung rà soát lại hệ thống kênh phân phối, đầu tư có trọng điểm, không chạy theo số lượng, tránh tình trạng dư thừa, gây khó khăn cho triển khai đồng bộ, hiện đại hóa công nghệ, gây sự lãng phí trong giao dịch, chi phí cố định và nhân sự. + Cần rà soát, tăng cường cơ sở vật chất còn thiếu, chỉnh trang trụ sở, quầy giao dịch, các trang thiết bị theo quy chuẩn nhận diện thương hiệu Agribank.Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, sẵn sàng tư vấn, phục vụ tốt cho khách hàng tất cả các sản phẩm hiện có của đơn vị.

+ Tiếp tục nghiên cứu mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch tại các địa bàn thuận lợi nhằm phục vụ tốt cho khách hàng, đồng thời có điều kiện để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

- Đối với kênh phân phối qua ATM/POS:

+ Rà soát, tăng cường các trạm ATM ở những vị trí trọng yếu, số lượng khách hàng giao dịch nhiều, điều chỉnh mật độ kênh phân phối này cho phù hợp; bên cạnh tập trung phát triển mạng lưới ATM/POS tại địa bàn thành phố Đà Lạt, các thị trấn thuộc các huyện có kinh tế phát triển mạnh như Đức Trọng, Di Linh, Đơn Dương, Lâm Hà, cũng cần chú trọng phát triển tại những địa bàn có phòng giao dịch của Agribank tại các xã nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị nâng cao dân trí cho địa bàn nông thôn trong việc tiếp cận những công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách chênh lệch dân trí giữa thành thị và nông thôn.

+ Đào tạo, thành lập bộ phận chuyên nghiệp tại chổ nhằm hỗ trợ xử lý nhanh các sự cố, lỗi kỹ thuật mà chi nhánh có thể thực hiện được nhằm khắc phục tình trạng chờ đợi đơn vị đối tác bảo trì bảo dưỡng sửa chữa nhằm phục phụ kịp thời nhu

cầu giao dịch của khách hàng.

+ Trang bị đồng bộ các thiết bị an toàn cho hoạt động ATM, bảo đảm an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng.

+ Chỉnh trang các cabin ATM theo chuẩn nhận diện thương hiệu Agribank vì đây là một trong những vị trí quan trọng để chuyển tải thông tin quảng bá thương hiệu, cũng như để khách hàng cảm nhận được đẳng cấp và sự chuyên nghiệp của một ngân hàng.

+ Khảo sát trang bị máy POS ở những địa điểm có doanh số thanh toán không dùng tiền mặt cao.

- Đối với kênh Internet/Mobile banking:

+ Cần xây dựng chiến lược tiếp cận quảng bá sản phẩm này đến các cơ quan, doanh nghiệp, trường học nhằm phát triển tốt kênh phân phối này; bên cạnh đó cần chú trọng đến chất lượng dịch vụ tránh nghẽn mạng, lỗi giao dịch gây phiền toái và mất uy tín với khách hàng.

+ Ngoài các dịch vụ chuyển khoản thanh toán, nạp tiền điện thoại, thông báo số dư, thanh toán hoá đơn dịch vụ….cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Agribank triển khai thêm nhiều dịch vụ với nhiều tiện ích mới cho khách hàng trên kênh phân phối này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lâm đồng (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)