PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 31)

1.3.1. Khái niệm

Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ được hiểu là sự tăng lên về doanh số thanh toán, về khối lượng khách hàng, về các dịch vụ, phương thức, hình thức thanh toán được sử dụng mà còn là sự thay đổi trong quy trình, công nghệ thanh toán sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của tổ chức cung ứng dịch vụ.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Tốc độ tăng trưởng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho thanh toán không dùng tiền mặt (ATM, máy in thẻ, POS...)

Chỉ tiêu này dùng để phân tích mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, qua đó cho thấy chi phí đầu tư tăng thêm qua các năm là bao nhiêu, có tăng trưởng mạnh hay không, đánh giá ngân hàng có chú trọng đến phát triển cở sở hạ tầng cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hay không. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh chi phí đầu tư qua các năm.

𝐺𝐼 = Chi phí đầu tư năm nay − Chi phíđầu tư năm trước

Chi phíđầu tư năm trước × 100%

Tỷ số doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên số dư tiền gửi thanh toán bình quân

Chỉ tiêu này dùng để phân tích mức độ sử dụng tài khoản để thanh toán của khách hàng, đồng thời cũng cho thấy lượng tiền gửi không kỳ hạn bình quân huy động được là bao nhiêu, khách hàng có sử dụng thường xuyên số tiền này để thanh toán hay không, doanh số thanh toán gấp bao nhiêu lần số tiền huy động được. Tỷ số này càng cao thể hiện khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán càng nhiều, mức độ luân chuyển tiền trong tài khoản càng tăng. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán.

𝑇𝑁𝐴 =Tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt Số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán

Mức độ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được đánh giá bằng cách so sánh số tương đối giữa các kỳ với nhau.

Tỷ số doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng số khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán

Chỉ tiêu này phản ánh doanh số thanh toán bình quân trên một khách hàng, từ đó đánh giá tỷ lệ thanh toán bình quân trên mỗi khách hàng qua các năm đối với từng loại dịch vụ hoặc tổng số các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là bao nhiêu, tăng giảm như thế nào, có tăng trưởng mạnh hay không, đánh giá dịch vụ ngân hàng có được khách hàng chọn hay sử dụng nhiều hay không. Tỷ số này càng cao thể hiện chất lượng dịch vụ, sự ưa chuộng dịch vụ của khách hàng càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh số với số lượng khách hàng.

𝑇𝑁𝐶𝑖 =Q𝑖

C𝑖 hoặc 𝑇𝑁𝐶 =∑ Q𝑖 ∑ C𝑖 Trong đó:

Qi: doanh số thanh toán của dịch vụ i Ci: số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ i

TNC: doanh số thanh toán bình quân/khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp, đơn vị, cán bộ công nhân viên... được trả lương qua tài khoản

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng có được các doanh nghiệp ưa chuộng hay không. Bằng việc so sánh lượng doanh nghiệp tham gia trả lương tại ngân hàng hay lượng cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp được trả lương qua tài khoản tại ngân hàng qua các năm, từ đó đánh giá mức độ tăng trưởng lượng khách hàng trả lương qua tài khoản qua các năm, đánh giá dịch vụ ngân hàng có được khách hàng chọn hay sử dụng nhiều hay không. Tỷ lệ càng cao đánh giá được chất lượng dịch vụ, sự ưa chuộng dịch vụ của khách hàng càng cao. Công thức tính như sau:

𝐺𝑃𝑆 =Số lượng khách hàng năm nay − Số lượng khách hàng năm trước

Số lượng khách hàng năm trước × 100%

Trong đó “khách hàng” được hiểu là khách hàng có sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ tiền gửi thanh toán

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả huy động vốn từ tiền gửi trên tài khoản thanh toán, vốn được gửi vào để sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó gián tiếp phản ánh mức độ tăng trưởng của các dịch vụ này. Bằng cách so sánh số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân của các tài khoản tiền gửi thanh toán qua các năm, từ đó thể hiện mức độ tăng trưởng huy động vốn và tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tăng hay giảm, tăng trưởng mạnh hay không. Tốc độ tăng trưởng càng cao đánh giá được chất lượng hiệu quả huy động vốn và mức độ tăng trưởng của dịch vụ càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số dư tiền gửi thanh toán bình quân qua các năm.

𝐺𝑃 =Số dư BQ TGTT năm nay − Số dư BQ TGTT năm trước

Số dư BQ TGTT năm trước × 100%

Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thông qua việc tính toán số phí thu được từ việc cung ứng dịch vụ là bao nhiêu, tăng hay giảm qua các năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu như thế nào, có tăng trưởng mạnh hay không… Tốc độ tăng trưởng càng cao thể hiện tính hiệu quả của các dịch vụ càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các kỳ. Công thức tính như sau:

𝐺𝑁𝐼𝐶 =Doanh thu phí dịch vụ cuối kỳ − Doanh thu phí dịch vụ đầu kỳ

Doanh thu phí dịch vụ đầu kỳ × 100%

1.3.3. Các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mặt

Môi trường kinh tế

Một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ… được đẩy mạnh. Nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa tăng lên sẽ làm quá trình mua – bán diễn ra nhộn nhịp, thường xuyên, và do vậy, nhu cầu thanh toán cũng theo đó tăng cao. Mặt khác, nhờ có tích lũy nên đời sống vật chất, tinh thần đều được nâng cao, nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cũng tạo cơ hội tốt cho việc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán.

Môi trường văn hoá - xã hội

Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại, dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán và thanh toán. Trong khi

đó mặt bằng chung về trình độ, bản sắc văn hóa, mức sống, phong tục của một đất nước có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, lối sống của người dân. Người ta nói rằng thanh toán không dùng tiền mặt là biểu hiện của một xã hội văn minh. Điều đó có nghĩa là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ít nhiều đều ẩn chứa yếu tố hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ kiến thức, hiểu biết nhất định. Mặt khác, sử dụng và cất trữ tiền mặt là thói quen cố hữu đối với phần lớn bộ phận dân chúng. Nếu vẫn chưa có sự nhận thức đúng về các lợi ích, chưa thấy được các tiện nghi của dịch vụ thanh toán, chưa có lòng tin vào ngân hàng thì họ sẽ không từ bỏ thói quen này. Xã hội phát triển, đời sống dân trí được nâng cao sẽ là điều kiện để các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có cơ hội được sử dụng rộng rãi.

Phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán

Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đã tạo ra một bước đột phá trong lãnh vực thanh toán, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Không ai có thể phủ nhận sự đóng góp của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại nói chung và hệ thống thanh toán của ngân hàng nói riêng. Hầu như các ngân hàng thương mại hiện nay đều đã tiến hành hiện đại hóa công nghệ, xây dựng phần mềm lõi với cơ sở dữ liệu tập trung. Điều này cho phép phát triển, cung ứng thêm nhiều dịch vụ tiện ích dựa trên nền tảng kỹ thuật hiện đại như chuyển tiền nhanh, máy gửi - rút tiền tự động (ATM), Mobile banking, Internet banking... về mặt lý thuyết có thể đáp ứng một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác các nhu cầu thanh toán của khách hàng trên phạm vi toàn cầu.Sự phát triển của công nghệ tin không chỉ giúp cho các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, mà việc thay thế các chứng từ giấy bằng các chứng từ điện tử đã mang lại những cải thiện rõ rệt về thời gian, khối lượng và chất lượng thanh toán, tạo ra một bước nhảy vọt trong thanh toán không dùng tiền mặt. Đây chính là điểm nhấn để thu hút các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế tích cực tham gia hoạt động thanh toán qua ngân hàng.

Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán

Để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài việc đảm bảo an toàn, dễ sử dụng và nhiều tiện ích thì một môi trường tiện nghi, luôn sẵn sàng phục vụ sẽ giúp thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Mạng lưới rộng khắp của các ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến giao dịch thanh toán. Với một hệ thống các trạm ATM, các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) dày đặc thì ngay cả những khoản tiêu vặt nhỏ, lẻ cũng sẽ được thực hiện nhanh chóng không thua kém gì tiền mặt. Lúc đó, chắc chắn rằng người sử dụng sẽ so sánh và chú ý nhiều hơn đến những ưu điểm của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán

Khác với thanh toán sử dụng tiền mặt, người trả có thể nhìn thấy trực tiếp tiền của mình đã được trả cho đối tác, còn trong thanh toán không dùng tiền mặt do có sự tham gia của tố chức cung ứng dịch vụ và các phương tiện thanh toán nên giá trị của tiền được chuyển đi một cách vô hình. Điều này không chỉ gây ra tâm lý e ngại về các rủi ro có thể xảy ra đối với tiền mà xác suất về các sự cố, sai sót có thể sẽ tăng lên. Đây là một trong những lý do dẫn đến kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và sự quản lý của Ngân hàng Nhà Nước. Một cơ sở pháp lý chặt chẽ cho hệ thống thanh toán là nền tảng đảm bảo để các chủ thể có thể yên tâm tham gia vào quá trình thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. Hay nói cách khác sự hoàn thiện về cơ sở pháp lý là điều kiện để thúc đẩy cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.

Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng

Để cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là những dịch vụ dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ cao ra thị trường, ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên đủ năng lực. Họ vừa phải tư vấn lựa chọn dịch vụ phù hợp, vừa phải hướng dẫn cách thức sử dụng cho khách hàng. Không chỉ vậy, họ còn làm marketing, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ, đôi lúc phải hỗ trợ để xử lý các

sự cố phát sinh… Do đó, hơn ai hết họ phải là người am hiểu nhất trong lãnh vực này. Ngoài việc thông hiểu kiến thức, thành thạo nghiệp vụ ngân hàng còn phải có trình độ ngoại ngữ, tin học…đủ để thực hiện tốt công việc, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

1.3.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của một số nước số nước

Australia

Đứng thứ sáu trong số mười nền kinh tế ít sử dụng tiền mặt nhất trên thế giới, Úc có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong tiêu dùng lên đến 86%15. Khó hình dung được rằng vào những năm 1980 quốc gia này đã từng có một hệ thống ngân hàng yếu về công nghệ, khả năng quản trị rủi ro kém, mật độ chi nhánh dày đặc và một phần lớn thị phần nằm trong tay các tổ chức phi ngân hàng. Để tăng cường sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, Chính phủ Úc đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm khuyến khích các ngân hàng thương mại tại đây phát triển như mở rộng mạng lưới, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Các ngân hàng tại Úc khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch điện tử thông qua chính sách phí, góp phần chuyển dịch từ các chi nhánh truyền thống sang kênh giao dịch hiện đại hơn. Việc giảm số lượng chi nhánh đã mang lại lợi ích to lớn cho các ngân hàng (tiết kiệm được chi phí tiền lương, chi phí trang thiết bị, chi phí hoạt động...). Song, do địa hình nước Úc rộng lớn, nhiều đồi núi, các khách hàng ở nông thôn hoặc vùng xa xôi đã bị tác động nhất định khi dịch vụ ngân hàng truyền thống bị thu hẹp. Để khắc phục các tác động tiêu cực do đóng cửa các chi nhánh gây ra, hệ thống ngân hàng Úc đã sử dụng nhiều loại kênh phân phối dịch vụ mới thay thế như: ATM, POS, Phone banking và Internet banking. Nhiều ngân hàng đã mở thêm các chi nhánh đặt trong các cửa hàng, một số khác thì liên kết với hệ thống bưu điện, hợp tác với các hãng bán lẻ lớn và các hiệu thuốc. Các trung tâm giao dịch nông thôn cũng được thiết lập để hỗ trợ người dân vùng nông

15

thôn (Rural transaction centres - RTCs). Các RTCs cung cấp các giao dịch ngân hàng cơ bản, dịch vụ bưu điện, dịch vụ y tế, điện thoại và internet. Những dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của người dân ở các vùng xa có trình độ dân trí chưa cao.

Trung Quốc

Là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc có tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán vào khoảng 10%. Trong khi khối lượng giao dịch bằng giấy tờ có giá ngày càng giảm thì các hình thức chuyển khoản bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và đặc biệt là thanh toán điện tử và thanh toán thẻ ngày càng phát triển. Trong lãnh vực thẻ, Trung Quốc đã đạt được kết quả rất ấn tượng. Là quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng ngay từ năm 2010 Trung Quốc đã đạt mức phát hành 2.3 tỷ thẻ, vượt qua dân số của nước này. Các ngân hàng đang tập trung vào chất lượng và hiệu quả của thẻ, đặc biệt chất lượng của các dịch vụ thẻ, thay vì chạy theo số lượng như trước đây. Môi trường chấp nhận thẻ ngân hàng tại Trung Quốc tiếp tục được cải thiện, tính tiện ích và tiện lợi đối với người dân đang ngày càng rõ ràng hơn. Có thể nói tại Trung Quốc, việc sử dụng thẻ đã đi vào cuộc sống của người dân thành thị. Tuy nhiên, vùng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)