Thực trạng phát triểndịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 60 - 65)

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Từ những phân tích trong mục 2.2.3 về hiện trạng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà tác giả đã trình bày ở trên phần nào đã có thể thấy

được mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng. Để phân tích sâu hơn về vấn đề này, một số chỉ tiêu đánh giá đã được đề cập ở chương I của luận văn tiếp tục được nghiên cứu.

Bảng 2.16: Số liệu về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng qua 3 năm

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2012 2013 2014

1 Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng Triệu VND 17,240 18,250 19,150

2 Doanh số thanh toán không

dùng tiền mặt Triệu VND 4,622,674 5,809,050 6,783,498

3 Doanh thu phí dịch vụ

TTKDTM Triệu VND 13,448 14,728 20,399

4 Số dư tài khoản tiền gửi thanh

toán Triệu VND 701,000 846,000 939,000

5 Số dư bình quân tài khoản tiền

gửi thanh toán Triệu VND 609,032 773,500 892,500 6 Số khách hàng trả lương qua

tài khoản Khách hàng 20,953 24,873 25,071

7 Số khách hàng mở tài khoản

tiền gửi thanh toán Khách hàng 134,999 154,905 174,919

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm, dịch vụ năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Lâm Đồng[17],[18]

Từ bảng 2.16 ta tính được một số chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, kết quả thể hiện ở bảng 2.17.

Phân tích số liệu từ bảng 2.17 có thể thấy:

- Tốc độ tăng trưởng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho thanh toán không dùng tiền mặt (GI): năm 2014 mức đầu tư của Chi nhánh 17,240 triệu, bình quân mỗi năm tăng 5% đến năm 2014 con số này là 19,150 triệu. Với quy mô của một chi nhánh tỉnh ở miền núi, đây là một khoản chi phí lớn, chứng tỏ Agribank Lâm Đồng đã có tầm nhìn đúng và khá mạnh dạn trong đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thanh toán.

- Tốc độ tăng trưởng số lượng các doanh nghiệp, đơn vị, cán bộ công nhân viên... được trả lương qua tài khoản (GPS): sau khi tăng trưởng mạnh (18.71%) vào năm 2013 để chiếm lĩnh thị phần, đến nay hầu hết các đơn vị trên địa bàn đều đã thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng. Do vậy năm 2014 GPS của Chi nhánh đã giảm sâu (chỉ còn 0.8%).

Bảng 2.17: Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng qua 3 năm

STT Chỉ tiêu Ký hiệu/ ĐVT Năm 3 năm BQ

2012 - 2013 2013 - 2014 1 Tốc độ tăng trưởng chi phí đầu

tư cơ sở hạ tầng GI (%) 5.86 4.93 5.39

2 Tốc độ tăng trưởng khách

hàng trả lương qua TK GPS (%) 18.71 0.80 9.75

3 Tốc độ tăng trưởng vốn huy

động từ tiền gửi thanh toán GP (%) 27.00 15.38 21.79

4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu

từ phí dịch vụ TTKDTM GNIC (%) 9.52 38.50 24.01

5 Doanh số TTKDTM/Số dư

bình quân TK TGTT TNA 7.51 7.60 7.56

6 Doanh số TTKDTM/Tổng số

khách hàng có TK TGTT TNC 37.50 38.78 38.14

- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ tiền gửi thanh toán (GP): mức duy trì số dư bình quân trên các tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh năm 2013 là 773,500 triệu tương ứng với GP = 27%, đến năm 2014 là 892,500 triệu tương ứng với GP = 15.38%. Mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng cuối kỳ phân tích đã giảm đến 11.62%.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (GNIC) tăng mạnh ở cuối kỳ (từ 9.52% lên 38.50%) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đến 24.01%.

- Tỷ số doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên số dư tiền gửi thanh toán bình quân (TNA): tỷ lệ này qua 3 năm lần lượt là 7.51 và 7.6 lần. Xu hướng tăng thể

hiện khách hàng ngày càng quan tâm đến việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên mức độ chưa nhiều.

- Tỷ số doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng số khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán (TNC): trong giai đoạn từ 2012 – 2014 doanh số thanh toán qua tài khoản bình quân khoảng từ 37.5 triệu đến dưới 39 triệu/khách hàng/năm. Xét trên bình diện tổng thể khách hàng và mặt bằng chung về điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, mức chi tiêu bình quân 3 triệu/tháng là không cao. Trong kỳ phân tích tỷ số này có xu hướng tăng nhưng không rõ nét.

Tóm lại, Agribank Lâm Đồng là đơn vị có tiềm năng về phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong lãnh vực này Chi nhánh đã có sự đầu tư và quan tâm đúng mức thể hiện qua các chỉ số khá tốt ở đầu kỳ phân tích. Tuy nhiên ở cuối kỳ tốc độ phát triển đang có xu hướng giảm và giảm mạnh. Điều này đòi hỏi Chi nhánh cần phân tích, xem xét lại toàn diện và xây dựng chiến lược tổng thể phù hợp với điều kiện, tình hình mới để có thể mở rộng được thị phần, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, người viết đã tiến hành nghiên cứu và trình bày thực trạng tại Agribank Lâm Đồng về các nội dung sau:

- Một là giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực và tình hình hoạt động chung của Chi nhánh trong thời gian gần đây.

- Hai là phân tích hiện trạng khách hàng, tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền thanh toán, thực trạng về hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh trong khoảng thời gian ba năm từ 2012 đến 2014.

- Ba là tiến hành phân tích, tính toán một số chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh trong khoảng thời gian ba năm từ 2012 đến 2014.

- Trên cơ sở kết quả phân tích hiện trạng ở Chương 2 kết hợp với cơ sở lý luận tại Chuơng 1, người viết tiếp tục xây dựng mô hình, tiến hành điều tra, khảo sát và sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng.

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Một trong những cơ sở để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là thu hút những khách hàng chưa sử dụng dịch vụ vào tham gia. Tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Lâm Đồng nói riêng, tỷ lệ những khách hàng này còn khá lớn. Vậy tại sao có vai trò quan trọng, có nhiều tiện ích như vậy mà các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa hấp dẫn được người tiêu dùng? Để trả lời câu hỏi này, người viết đã xây dựng mô hình, tiến hành điều tra, khảo sát và sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các yếu tố tác động đến dự định của khách hàng đối với việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)