Để kiểm định sự phù hợp giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phương pháp hồi quy Enter được sử dụng với biến độc lập là 6 nhân tố được rút trích ra qua EFA.
Kết quả hồi qui tuyến tính cho thấy cả 6 nhân tố có mối quan hệ tuyến tính với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (giá trị Sig. < 0.05). Phương trình hồi quy đối với các nhân tố có hệ số chuẩn hóa có dạng như sau:
Y = -5.881E-17 + 0.386*X1 + 0.389*X2 + 0.354*X3 - 0.235*X4 + 0.334*X5 + 0.384*X6
Tung độ góc có giá trị rất nhỏ và mức ý nghĩa lớn (Sig.=1) nên có thể bỏ qua. Phương trình hồi quy viết lại như sau:
Y = 0.386*X1 + 0.389*X2 + 0.354*X3 - 0.235*X4 + 0.334*X5 + 0.384*X6
t = 13.332 t = 13.427 t = 12.230 t = -8.104 t = 11.532 t = 13.264 p = 0.000 p = 0.000 p = 0.000 p = 0.000 p = 0.000 p = 0.000
Trong đó:
Y: Ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
X1: Sự thuận tiện X2: Nhận thức về sự hữu ích X3: Nhận thức sự dễ sử dụng X4: Nhận thức về rủi ro X5: Sự tự chủ X6: Thái độ
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta cho thấy nhân tố Nhận thức sự hữu ích tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
(Beta=0.389); kế đến là nhân tố sự thuận tiện (Beta=0.384); Thái độ (Beta = 0.384); Nhận thức sự dễ sử dụng (Beta=0.354); Sự tự chủ (Beta = 0.334) và Nhận thức về rủi ro (Beta= -0.235). Hệ số xác định R2
điều chỉnh của mô hình trên là 0.734 thể hiện rằng các biến độc lập trong phương trình hồi quy giải thích được 73.4% biến thiên của biến phụ thuộc.
Giá trị Sig. của kiểm định F trong Bảng có giá trị rất nhỏ = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Kết quả cho thấy hệ số Tolerance thấp và hệ số phóng đại phương sai VIF không vượt quá 10. Do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.