Nhận thức về sự hữu ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 69 - 71)

Nhận thức về sự hữu ích là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ (Davis, 1989). Khi khách hàng cảm thấy việc sử dụng dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, họ sẽ có mong muốn được sử dụng dịch vụ trong công việc cũng như cuộc sống. Và ngược lại, khi khách hàng cho rằng việc sử dụng dịch vụ không đem lại lợi ích như mong muốn hoặc cảm thấy những lợi ích đó không quan trọng đối với bản thân thì họ sẽ không sẵn lòng sử dụng. Đối với đề tài này, tác giả cho rằng những lợi ích khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chính là việc tiết kiệm được thời gian, công sức; tránh được các rủi ro về tài chính như thiếu tiền, tiền giả; kiểm soát được chi tiêu của bản thân; đảm bảo an toàn tài sản, con người do không phải mang theo tiền mặt…

3.1.2.2. Nhận thức về sự dễ sử dụng

Trong nghiên cứu về ý định sử dụng một hệ thống mới, Davis, Bagozzi và Warshaw (1989, trích trong Chutter, M.Y, 2007, tr.10) đã chứng minh rằng nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng. Người viết cho rằng nhận thức về sự dễ sử dụng đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ chính là việc học cách sử dụng dễ dàng, thao tác giao dịch đơn giản, nhanh chóng sử dụng thành thạo...

3.1.2.3. Nhận thức về rủi ro

Nhận thức về rủi ro được xem là bất trắc mà khách hàng phải đối mặt khi họ không thể lường trước được hậu quả khi quyết định sử dụng. Khách hàng bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mà họ nghĩ đến, cho dù rủi ro đó có tồn tại hay không (Chan và Lu, 2004). Hewer và Howcroft (1999) và Howcroft và cộng sự (2002) thì cho rằng dù khách hàng rất tin tưởng ngân hàng của mình nhưng họ vẫn kém tin tưởng vào công nghệ. Trong điều kiện Việt Nam (hạn chế về trình độ kỹ thuật, an toàn thông tin chưa tốt và Luật giao dịch điện tử chưa hoàn thiện, tâm lý ngại tiếp xúc máy móc…) thì đây là cản trở rất lớn đối với sự phát triển của các dịch vụ thanh toán

không dùng tiền mặt. Như vậy, nhận thức về rủi ro của người sử dụng sẽ tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ của họ. Cụ thể, những rủi ro liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chính là rủi ro lộ thông tin, rủi ro về công nghệ, hoặc rủi ro xuất phát từ nhân viên phục vụ, của hệ thống trong quá trình thanh toán.

3.1.2.4. Thái độ

Như đã trình bày ở trên, thái độ đối với một hành động là con người cảm thấy như thế nào khi làm một việc gì đó. Người dùng sẽ dự định sử dụng hệ thống khi họ có thái độ tích cực và ngược lại, không chấp nhận hệ thống khi họ có thái độ tiêu cực (Davis và cộng sự, 1989). Tác giả cho rằng thái độ khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ chính là thái độ tự tin, yên tâm, thoải mái hoặc thích thú khi sử dụng dịch vụ.

3.1.2.5. Sự thuận tiện

Nghiên cứu của Dennis và Papamatthaiou (2003) về động cơ mua sắm trực tuyến đã chứng tỏ sự thuận tiện có tương quan chặt chẽ với ý định sử dụng giao dịch trực tuyến. Nghiên cứu của Polatoglu và Ekin (2001), Gerard và Cunninggham (2003) cũng đã chứng minh sự thuận tiện có mối quan hệ đồng biến với ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến. Từ các nghiên cứu trên, người viết cho rằng sự thuận tiện cũng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nên đã đề xuất đưa thêm nhân tố này vào mô hình nghiên cứu. Sự thuận tiện ở đây chính là việc khách hàng cảm thấy thoải mái về địa điểm, thời gian thanh toán, chủ động trong việc thực hiện thanh toán hay có thể sử dụng các thiết bị có sẵn để thực hiện thanh toán như máy tính, điện thoại di động...

3.1.2.6. Sự tự chủ

Theo O’cass và Fenech (2003), khi người sử dụng có đủ kinh nghiệm về công nghệ thì họ sẽ có niềm tin vào khả năng sử dụng hệ thống. Trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới cũng giải thích được phần nào sự thiếu tự chủ về công nghệ của phần lớn người dân Việt Nam. Vì vậy, sự tự chủ sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đo lường mức chấp nhận sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Sự tự chủ mà tác giả đề xuất trong mô

hình chính là khả năng tự thực hiện các giao dịch thanh toán. Sự tự chủ càng cao thì khả năng sử dụng dịch vụ càng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)