Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 111 - 144)

Nam

- Mẫu biểu, chế độ chứng từ, hồ sơ, thủ tục đối với các nghiệp vụ của Agribank hiện nay còn rườm rà, chưa khoa học, gây khó khăn cho khách hàng. Do vậy Agribank cần nghiên cứu cải thiện thủ tục, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa, tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các nghiệp vụ ngân hàng nhằm giảm thời gian xử lý nghiệp vụ và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

- Để cho việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt an toàn tuyệt đối, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đặc biệt là đối với các đối tượng khách hàng lớn tuổi, khách hàng nông dân, những người có chữ ký không chuẩn xác,... ngoài việc dùng chữ ký để nhận dạng chủ tài khoản trong thanh toán như hiện nay, Agribank cần nghiêm cứu thêm việc nhận dạng bằng vân tay.

- Sớm thành lập Trung tâm chăm sóc khách hàng tại Trụ sở chính để có thể giải quyết các vướng mắc cũng như tiếp thu, đánh giá, tổng hợp phản hồi của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. - Công nghệ sản xuất thẻ hiện nay của Agribank là công nghệ thẻ từ, do vậy tính an toàn, bảo mật của sản phẩm thẻ Agribank còn rất hạn chế, dễ phát sinh rủi ro trong thanh toán và sử dụng thẻ, gây thiệt hại không chỉ cho khách hàng mà còn cho ngân hàng. Để hạn chế những rủi ro trên, Agribank cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ công nghệ thẻ từ sang công nghệ sản xuất hiện đại hơn, tiên tiến hơn, đó là công nghệ sản xuất thẻ Chip.

- So với các ngân hàng thương mại khác thì các chức năng, tiện ích đối với một số dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank là chưa phong phú, đa dạng đặc biệt là với các kênh phân phối hiện đại. Do vậy Agribank cần đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, phát triển thêm nhiều chức năng, tiện ích mới để tăng cường khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cần nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ có tính khác biệt, tận dụng được lợi thế của Agribank và phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Hiện nay, một số ngân hàng

thương mại đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ nổi trội, góp phần rất lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt như: OceanBank cung cấp gói dịch vụ ngân hàng toàn diện cho các hãng taxi; Sản phẩm Auto Banking của DongA Bank là mô hình ngân hàng 100% tự động, hoạt động 24/7, cho phép khách hàng chủ động thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng,…

- Triển khai mở rộng thanh toán đối với kênh bán hàng qua mạng Internet, Mobile banking, mạng xã hội nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Việc nghẽn mạng, mất kết nối vẫn thường xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến tính liên tục và ổn định của các dịch vụ thanh toán, vì vậy cần đầu tư và nâng cao chất lượng các thiết bị công nghệ nhằm đảm bảo cho hệ thống được hoạt động thông suốt.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về chuyên đề cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng chăm sóc khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trên cơ sở lý luận của Chương 1, nghiên cứu thực trạng của Chương 2, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của chương 3 và đánh giá kết quả hoạt động của chương 4, nội dung chính trong Chương 5 được người viết tập trung vào việc đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng. Sau khi trình bày định hướng chung của Chính phủ cũng như chiến lược của Agribank và Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, người viết đã phân tích về cơ hội của việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với Agribank. Tiếp đó, các giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được nghiên cứu và đề xuất. Cuối cùng, người viết mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và Agribank nhằm tạo thêm điều kiện, môi trường giúp cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đạt hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

“Tiền” là một khái niệm rất thú vị không chỉ đối với các nhà kinh tế, tài chính mà hầu như với tất cả mọi người. Kể từ khi xuất hiện, tiền – mà hình thái biểu hiện chủ yếu là tiền mặt – đã đồng hành suốt chặng đường dài phát triển của lịch sử nhân loại, là nguyên nhân của không biết bao nhiêu vấn đề nảy sinh trong xã hội, từ phân chia giai cấp, tranh giành quyền lực, mâu thuẫn quyền lợi, những mối quan hệ phức tạp cho đến những cuộc chiến tranh quy mô lớn… Nói như vậy để thấy rằng tiền mặt có một sức hút mãnh liệt và đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Chuyển từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt, thực chất bản chất của tiền vẫn không thay đổi, vẫn là thước đo giá trị của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ nhưng lại vấp phải rào cản về thói quen, về quyền lợi và những mối quan hệ xã hội phức tạp khác. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là hướng đi tất yếu, trong đó ngân hàng có vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan. Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu, tìm cơ sở để xây dựng và đề xuất được các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng, luận văn đã hoàn thành được các nội dung sau:

Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến dịch vụ ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt, nhận diện một số yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; kết hợp với việc xây dựng mô hình định lượng để tiến hành khảo sát thực tế, phân tích và kiểm định mô hình để rút ra các điểm mạnh, điểm yếu cùng nguyên nhân cần khắc phục tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với chiến lược phát triển của Agribank, người viết làm rõ những cơ hội, đồng thời đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác phát triển dịch vụ ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng.

Những điểm mới của luận văn bao gồm:

Một là, đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại một đơn vị cụ thể, là nơi trực tiếp cung ứng ra thị trường các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Trọng tâm nghiên cứu là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, trong đó đã đề cập và dành nhiều sự quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ cao.

Hai là, đã ứng dụng các mô hình lý thuyết nghiên cứu định lượng vào việc điều tra, khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định về hành vi sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của người dân trên địa bàn.

Mặt hạn chế của luận văn là chưa nghiên cứu về mảng dịch vụ thanh toán quốc tế, tuy nhiên đây không phải thế mạnh của đơn vị nghiên cứu và địa phương Lâm Đồng. Ngoài ra, phạm vi khảo sát mẫu mới chỉ dừng ở địa bàn TP. Đà Lạt - là trung tâm hành chính của tỉnh Lâm Đồng, nên có thể kết quả thực nghiệm chưa thể hiện hết được đặc trưng của cả Tỉnh.

Về hướng phát triển của luận văn, ngoài việc bổ sung đầy đủ những hạn chế đã nêu còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu ra tất cả các hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hoặc cả khu vực Tây Nguyên. Nội dung luận văn có thể đánh giá, phân tích sâu hơn ảnh hưởng của các yếu tố định tính đến công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám thống kê Lâm Đồng năm 2012, 2013, 2014.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.

3. Chính phủ 2012, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt.

4. Lê Văn Huy và Trương Thị Vân Anh 2008, “Mô hình nghiên cứu chấp nhận E-Banking tại Việt Nam”, nghiên cứu kinh tế, số 362 (Tháng 7/2008).

5. Lý Hoàng Ánh và Lê Thị Mận 2013, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.

6. Mai Linh 2015, “10 nền kinh tế ít sử dụng tiền mặt nhất trên thế giới”, Thời báo tài chính ngày 08/05/2015, truy cập tại <http://thoibaotaichinhvietnam.vn>, [Truy cập ngày 30/06/2015].

7. Ngân hàng Nhà Nước 1999, Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN Ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng.

8. Ngân hàng Nhà Nước 2007, Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế về phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng.

9. Ngân hàng Nhà Nước 2014, Thông tư 46/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

10. Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Lâm Đồng, Báo cáo tình hình lợi nhuận các NHTM trên địa bàn năm 2014.

11. Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Lâm Đồng, Báo cáo tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM trên địa bàn năm 2014

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm, dịch vụ các năm 2012, 2013, 2014.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014.

14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo hoạt động thanh toán năm 2012,2013,2014.

15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo khảo sát, thống kê khách hàng tiền gửi, tiền vay năm 2012,2013,2014.

16. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo thống kê năm 2012, 2013, 2014.

17. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014.

18. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm, dịch vụ các năm 2012, 2013, 2014.

19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo hoạt động thẻ các năm 2012, 2013, 2014.

20. Quốc hội 2005, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11

21. Quốc Hội 2006, Bộ Luận Dân sự, NXB Chính trị quốc gia. 22. Quốc Hội 2010, Luật Các tổ chức tín dụng.

23. Thủ tướng Chính phủ 2006, Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ).

24. Thủ tướng Chính phủ 2006, Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ).

25. Thủ tướng Chính phủ 2011, Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 2453/QĐ- TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

26. Trịnh Quốc Trung 2010, Marketing Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.

27. Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng 2005, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, NXB Phương Đông.

Tiếng Anh

28. Bauer, R. A. ,1960, Consumer Behavior As Risk Taking, In D. Cox (ed.), Risk Taking and Information Handling in Consumer Behavior, Harvard University Press, pp. 23-34.

29. Chan, S.C., T.M. Lu, 2004, Understanding Internet Banking Adoption and Use behaviour: A Hong Kong perspective. Journal of Global Information Management, Vol.12, No.3, pp. 12-43.

30. Compeau D.R. and Higgins C.A. 1995, Application of Social Cognitive Theory to training for Computer Skills, information Systems Research, Vol. 6, No. 2, pp. 118-143.

31. Davis, F.D. 1989, Perceived usefulness, Perceived easy of use, and user acceptance of information technologys, MIS Quaterly, Vol.13, No.3, PP. 319 -340. 32. Davis, F.D., Bagozzi, R. and WarshawW, R. 1989, User Acceptance of Computer Technology: A Comparison of Two Theoretical Models. Management Science, Volume 35, 1989, pp. 982-1003.

33. Gerard P. and Cunningham J.B., 2003, The diffusion of internet banking among Singapore Consumers, International Journal of Bank Marketing, Vol. 21, No.1, pp. 16-28.

34. Gerbing & Anderson 1988, “An Update Paradigro for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments” & Journal of Marketing Research, Vol.25, page 186-192.

35. Dennis C. and Papamatthaiou 2003, Shoppers motivations for E-shopping – work in progress, European Institute of Retail and Services Studies, 10th international conference on recent advances in retailing and service science.

36. Fishbein M., Ajzen I.,1975, Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research, Addison-Wesley.

37. Ajzen Icek, 1991, The theory of planned behavior, Organizational behavior and human decision processes, pp. 179-211.

38. Hewer P. and Howcroft B. 1999, Consumers distribution channel adoption and usage in financial services industry: a review of existing approaches, Journal of Financial Services Marketing, Vol. 3, No. 4, pp. 344-358.

39. Likert, R. 1932, A Technique for the Measurement of Attitudes, Archives of Psychology, No.140.

40. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. 1978. Psychometric theory. New York: McGrawHill.

41. Philip Kotler – Gary Amstrong, Principles of Marketing, Northwestern University – University of North Carolina, Pearson Education International.

PHỤ LỤC GIÁM ĐỐC HỘI SỞ TỈNH CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH LOẠI 3 CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ Chú thích: Chỉ đạo trực tiếp Chỉ đạo chuyên môn

Phụ lục 2: Mạng lưới hoạt động tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng AGRIBANK – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG CN. ĐỨC TRỌNG CN. HIỆP THẠNH CN. LẠC DƯƠNG CN. TP. ĐÀ LẠT PGD. HÒA BÌNH PGD. TRẠI MÁT PGD. PHAN CHU TRINH

PGD. PHÙ ĐỔNG CN. DI LINH PGD. NINH GIA PGD. TÂN HỘI PGD. LIÊN KHƯƠNG PGD. TÂN CHÂU PGD. GIA HIỆP PGD. NAM BAN PGD. TÂN HÀ PGD. ĐAMRÔNG PGD. ĐẠMRI NK. AGRIBANK LÂM ĐỒNG 1 NK. AGRIBANK LÂM ĐỒNG 2 CN. LÂM HÀ CN. HÒA NINH CN. ĐẠHUOAI CN. ĐẠTẺH CN. CÁT TIÊN NHÀ NGHỈ AGRIBANK HỘI SỞ TỈNH

Phụ lục 3: Bảng khảo sát BẢNG KHẢO SÁT

Chào các Anh, Chị.

Tôi tên là Vân Mỹ Thúy. Hiện nay tôi đang tiến hành nghiên cứu về vấn đề “Phát triểndịch vụ thanh

toán không dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” để làm luận văn cao học ngành Tài

chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM dưới sự hướng dẫn củaTS. Nguyễn Thị Tằm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 111 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)