Kiểm định ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của từng nhóm khách hàng bằng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (Kết quả chi tiết tại Bảng 3.5 và Phụ lục 9)
Phân tích phương sai một yếu tố - Anova là phương pháp so sánh trị trung bình của hai nhóm trở lên. Có hai phương pháp phân tích là phương pháp phân tích phương sai một yếu tố và hai yếu tố. Trong bài phân tích này, do mục đích của người viết là tìm hiểu ảnh hưởng của từng đặc điểm khách hàng đến một yếu tố ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chung, nên phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way Anova) được sử dụng. Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố là một biến yếu tố để phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau.
Với mức ý nghĩa là 5%
Đặt H0= {không có sự khác biệt (về phương sai) giữa các nhóm}
Bảng 3.5: Kết quả tổng hợp phân tích Anova Tiêu chí
phân nhóm Levene Sig.
Kết luận
giả thiết H0 Anova Sig.
Khác biệt về giá trị trung bình Giới tính 0.614 Chấp nhận 0.724 Không Trình độ 0.270 Chấp nhận 0.000 Có Độ tuổi 0.326 Chấp nhận 0.450 Không Thu nhập 0.099 Chấp nhận 0.001 Có Nghề nghiệp 0.867 Chấp nhận 0.169 Không
Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích phương sai một yếu tố
Dùng phương pháp kiểm định One - way ANOVA để phân tích giữa năm tiêu chí phân nhóm khách hàng tại Agribank Lâm Đồng với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Kết quả chi tiết được thể hiện ở Phụ lục 8.
Từ bảng kết quả tổng hợp, có thể kết luận:
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.5 cho thấy cả năm tiêu chí đều có Sig. của thống kê Levene>0.05 nên ở độ tin cậy 95% giả thuyết H0 được chấp nhận. Như vậy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng được với cả năm tiêu chí.
- Phân tích Anova giữa giới tính với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, với mức ý nghĩa sig. = 0,724>0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt giữa phái nam và phái nữ đối với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phân tích Anova giữa trình độ khách hàng với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, với mức ý nghĩa sig. = 0,000<0,05 nên có thể kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng có trình độ khác nhau.
- Phân tích Anova giữa độ tuổi của khách hàng với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, với mức ý nghĩa sig. = 0,450>0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.
- Phân tích Anova giữa thu nhập của khách hàng với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, với mức ý nghĩa sig. = 0,001<0,05 nên có thể kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng có mức thu nhập khác nhau.
- Phân tích Anova giữa nghề nghiệp của khách hàng với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, với mức ý nghĩa sig. = 0,169>0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau.
Như vậy, có hai tiêu chí phân nhóm khách hàng có sự khác biệt, đó là tiêu chí trình độ và thu nhập. Để biết chính xác sự khác biệt giữa các nhóm, cần phải tiến hành kiểm định sâu Anova. Trong cả hai trường hợp này, do giá trị Sig trong bảng Anova đều nhỏ hơn 0.05 nên người viết tiếp tục sử dụng phương thức kiểm định Dunnett cho phần phân tích sự khác biệt giữa các giá trị trung bình. Kết quả cho ra bảng Multiple Comparisons, dấu * thể hiện sự khác biệt giữa các cặp giá trị trung bình.
Kết quả phân tích sâu Anona như sau:
- Phân tích Anova giữa trình độ của khách hàng với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: chỉ có sự khác biệt giữa nhóm có trình độ dưới đại học và nhóm có trình độ trên đại học vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định chênh lệch trung bình ở cặp này <0,05.
- Phân tích Anova giữa thu nhập của khách hàng với ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm người có thu nhập > 15 triệu với nhóm người có thu nhập < 3 triệu vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định chênh lệch trung bình ở cặp này <0,05.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, người viết đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tiến hành khảo sát thực tế trong phạm vi khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa từng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Từ dữ liệu thu thập được, sau khi phân tích thống kê mô tả các đối tượng khách hàng được khảo sát, người viết sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để kiểm định mô hình, phân tích mối quan hệ giữa các biến và kiểm định ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của từng nhóm khách hàng bằng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố. Kết quả phân tích, kiểm định mô hình cho phép nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, và sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Lâm Đồng.
Ở Chương tiếp theo, tác giả dựa trên cơ sở thực trạng đã trình bày ở Chương 2 và một số kết quả thu thập được từ khảo sát thực nghiệm để đánh giá, phân tích, tổng hợp những thành tựu đạt được, những mặt tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại đơn vị nghiên cứu.
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG