Quản lý, quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” là sự lựa chọn đúng hướng, vừa xác định được điểm mới trong lĩnh vực quản lý giáo dục pháp luật và đồng thời có đóng góp trực tiếp cho thực tiễn giáo dục pháp luật đường bộ và quản lý giáo dục luật đường bộ cho học sinh trong các trường trung cao đẳng DTNT.

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục * Quản lý * Quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt, quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; là tổ chức và điều khiển theo những yêu cầu nhất định.

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhằm phối hợp sự nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [12, tr.32].

Theo tác giả Phạm Viết Vượng, “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”; “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [27, tr 24].

Vậy, quản lý là những tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm chỉ huy điều hành các đối tượng quản lý để thực hiện các mục tiêu quản lý đề ra.

* Quản lý giáo dục

Cũng như khái niệm quản lý nói chung, khái niệm quản lý giáo dục cho đến nay được nhiều tác giả ở trong lẫn ngoài nước nêu ra và bàn luận như:

trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” .

Theo tác giả Bùi Trọng Tuân, “QLGD nói chung (và QL trường học nói riêng) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể QL (hệ GD) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [21, tr.12].

Vậy, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của QLGD, trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất nhưng đồng thời là chủ thể trực tiếp quản lý quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)