Lập kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú

Lập kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh là quá trình người hiệu trưởng nhà trường xác định mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ và quyết định những công việc trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ để đạt được mục tiêu giáo dục luật đặt ra.

học sinh của hiệu trưởng trường cao đẳng DTNT bao gồm các công việc:

- Xác định mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ. Mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ là đích định hướng cho công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường phải đạt được. Khi thiết lập mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ cần đảm bảo thể hiện tất các chủ trương, chính sách giáo dục Luật giao thông đường bộ của nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo để từ đó hình thành các phẩm chất và năng lực thực hiện Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ bao gồm mục tiêu cung cấp tri thức pháp luật, nâng cao văn hóa tham gia giao thông cho học sinh; hình thành tình cảm và lòng tin đối với luật, hình thành được tình cảm công bằng và trách nhiệm.

- Nghiên cứu các văn bản nghị quyết về công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản của Bộ GD&VT cùng với các cơ quan chức năng có liên quan đến giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Đánh giá thực trạng công tác giáo dục luật hiện nay. Đây là công việc quan trọng trong lộ trình xây dựng giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh để kế hoạch đó sát với thực tiễn và phù hợp với học sinh, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức... Việc đánh giá thực tiễn đặc biêt là mặt yếu và hạn chế sẽ là cơ sở khoa học để đảm bảo kế hoạch khi thực hiện sẽ khắc phục được những tồn tại cần thiết trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ, tận dụng được các cơ hội, thời cơ tạo nên sức mạnh, điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ.

- Xác định các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường. Kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ là chương trình hành động cụ thể thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ. Kế hoạch giáo dục luật có hiệu quả đến đâu tùy thuộc vào nhiều vấn đề trong đó có một vấn đề cơ bản là xác định đúng các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho

học sinh trong nhà trường. Việc xác định rõ các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh với các nội dung cần thiết, lâu dài và cụ thể sẽ làm cho Luật giao thông đường bộ vừa đảm bảo toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời giải quyết.

- Lập kế hoạch thực hiện các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ. Việc thực hiện nội dung giáo dục được tổ chức bằng nhiều con đường khác nhau, nhà quản lý phải có kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ thông qua tổ chức hoạt động dạy học, thông qua sinh hoạt tập thể, thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn.

- Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ: Biện pháp về tổ chức hành chính; biện pháp về tâm lý giáo dục, biện pháp về kinh tế để tiến hành giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Lập kế hoạch về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất cho việc giáo dục Luật giao thông đường bộ. Khi lập kế hoạch chiến lược hay kế hoạch cụ thể giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh phải dự kiến được tất cả các yếu tố vật chất phục vụ cho công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ để kế hoạch đó có thể thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)