Giáo dục Luật giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.3. Giáo dục Luật giao thông đường bộ

* Giáo dục

Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành năng lực và phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.

* Giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh

Giáo dục luật giao thông đường bộ là vấn đề lý luận cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong khoa học giáo dục cũng như trong sự nghiệp giáo dục của nước ta. Giáo dục luật giao thông đường bộ gắn liền với việc triển khai thực hiện luật giao thông đường bộ cũng như trong hoạt động thực tiễn áp dụng luật giao thông đường bộ.

Với tư cách là một loại hình giáo dục thì giáo dục luật giao thông đường bộ ở nước ta được hình thành và triển khai muộn hơn so với giáo dục chính trị và giáo dục đạo đức. Giáo dục luật giao thông đường bộ là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động đến đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các yêu cầu của luật giao

thông đường bộ hiện hành. Ý thức luật là sản phẩm, là kết quả của sự tác động tổng hợp của các yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan nhưng nhân tố chủ quan lại giữ vai trò chủ đạo, quyết định đến sự hình thành ý thức thực hành luật giao thông đường bộ.

Giáo dục luật giao thông đường bộ nhằm tác động một cách có định hướng đến quá trình hình thành ý thức pháp luật cho học sinh, tạo thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin và rèn luyện thói quen hành vi ứng xử cho học sinh theo đúng các quy định của luật giao thông đường bộ, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Vậy, giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích của các chủ thể giáo dục (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn... và các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường) đến học sinh nhằm trang bị cho học sinh trình độ pháp luật nhất định, để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác ứng xử, xử sự theo yêu cầu của luật giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)