Phương pháp giáo dục Luật giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phương pháp giáo dục Luật giao thông đường bộ

Phương pháp giáo dục Luật giao thông đường bộ là hệ thống những tác động của nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục thông qua tổ chức, tuyên truyền, phổ biến và thực hành nhằm giúp học sinh hình thành ý thức, thái độ và hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Phương pháp giáo dục Luật giao thông đường bộ có tính cụ thể và rất đa dạng, có liên quan mật thiết đến từng nội dung giáo dục. Nội dung giáo dục rất phong phú, mỗi nội dung giáo dục cần tìm ra một phương pháp giáo dục đặc thù. Phương pháp giáo dục là một trong những thành tố quan trọng của quá trình giáo dục. Trong nhiều trường hợp phương pháp giáo dục quyết định sự thành bại của các hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ.

Phương pháp giáo dục Luật giao thông đường bộ rất đa dạng và có thể chia thành ba nhóm chính:

Nhóm phương pháp tác động vào ý thức: mục đích là giúp cho học sinh có những hiểu biết mới hoặc xoá bỏ những nhận thức sai lầm mắc phải. Bao gồm các phương pháp: Nêu gương, khuyên bảo, thảo luận, tạo dư luận.

Nhóm phương pháp tạo lập hành vi, thói quen: Mục đích giúp học sinh hình thành các thói quen, hành vi có văn hoá cho các đối tượng giáo dục. Bao gồm các phương pháp: Giao việc, rèn luyện, tổ chức các hoạt động cho học sinh.

Nhóm phương pháp điều chỉnh thái độ: Nhằm tạo hưng phấn thúc đẩy tính tích cực hoạt động của học sinh hoặc điều chỉnh những sai lầm mắc phải. Bao gồm các phương pháp: Thi đua, khen thưởng, trách phạt

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Mỗi phương pháp giáo dục Luật giao thông đường bộ có tác dụng đối với một hay nhiều khâu, một hay nhiều nội dung, một hay nhiều tình huống cụ thể. Hơn thế nữa, đối tượng

giáo dục là con người, mỗi con người là một thế giới, có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Vì vậy, mỗi phương pháp giáo dục chỉ phát huy được hiệu quả khi nó phù hợp với đối tượng giáo dục. Vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, nhà giáo dục cần biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt để hoạt động giáo dục đạt được kết quả cao nhất, phát huy năng lực người học.

Để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với nội dung và đối tượng giáo dục, chủ thể quản lý giáo dục cần căn cứa vào mục tiêu giáo dục, đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức, thói quen hành vi của các đối tượng giáo dục, môi trường nơi diễn ra quá trình giáo dục.

Để quản lý tốt phương pháp giáo dục chủ thể quản lý cần thường xuyên kiểm tra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)