Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 56 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm

quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường

Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1) để khảo sát. Kết quả thu được như bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ

Stt Ý nghĩa Mức độ TBC Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1

Nhằm cung cấp nâng cao kiến thức Luật giao thông đường bộ cho HS

11 23.9 19 41.3 14 30.4 2 4.3 2.85 1

2

Nhận thức giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết của Luật giao thông đường bộ cho HS

8 17.4 18 39.1 15 32.6 5 10.9 2.63 3

3

Giúp hình thành và nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng Luật giao thông đường bộ.

7 15.2 15 32.6 17 37.0 7 15.2 2.48 5

4

Nhằm tăng cường niềm tin của học sinh đối với Luật giao thông đường bộ

8 17.4 16 34.8 14 30.4 8 17.4 2.52 4

5

Nhằm xây dựng cho học sinh thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng Luật giao thông đường bộ

4 8.7 11 23.9 22 47.8 9 19.6 2.22 6

6

Giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường

Điểm trung bình 2.57

Kết quả bảng 2.1 cho thấy: Nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn với điểm trung bình là 2.57. Nội dung được đánh giá cao nhất là “Nhằm cung cấp nâng cao kiến thức Luật giao thông đường bộ cho học sinh” với 2.85. Kế tiếp là nội dung “Giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường” với điểm trung bình là 2.72.

Phỏng vấn thầy N.T.H giáo viên trường cao đẳng DTNT Bắc Kạn, thầy cho biết: “Giáo dục luật đường bộ cho học sinh có nhiều mục tiêu và theo tôi giáo dục luật hiện nay đều đã đạt được nhưng ở các mức độ khác nhau. Việc quan trọng nhất là làm sao giảm thiểu các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của học sinh và hoạt động giáo dục luật phải được tiến hành một cách có hệ thống, thống nhất trong nhà trường và ngoài xã hội nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của Luật giao thông đường bộ”.

Giáo dục luật giao thông đường bộ ngoài việc nâng cao kiến thức, giảm thiểu tai nạn giao thông, nó còn có vai trò quan trọng trong việc góp một phần vào và nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng Luật giao thông đường bộ; Nhằm xây dựng cho học sinh thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng Luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu này còn chưa được chú trọng. Do đó nội dung “Nhằm xây dựng cho học sinh thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng Luật giao thông đường bộ” ĐTB: 2.22 (đứng thứ 6). Nội dung “Giúp hình thành và nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng Luật giao thông đường bộ” ĐTB: 2.48 (đứng thứ 5). Điều này đòi hỏi trong thời gian tới nhà trường cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền để nhân cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ.

Nhìn chung nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn còn chưa đầy đủ. Điều này dẫn đến hành động của giáo viên chưa thật

sự tốt. Giáo viên chưa chú trọng đến việc lồng ghép kiến thức giữa các môn học với giáo dục luật giao thông đường bộ, hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh, bổ sung kiến thức cho các em về luật giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế và bất cập

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục luật giao thông đường bộ đối với bản thân, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 2) để tiến hành khảo sát, kết quả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ

Stt Ý nghĩa Mức độ TBC Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1 Nhằm cung cấp nâng cao kiến thức Luật giao thông đường bộ cho HS

20 20.0 39 39.0 30 30.0 11 11.0 2.68 1

2

Nhận thức giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết của Luật giao thông đường bộ cho HS

17 17.0 34 34.0 34 34.0 15 15.0 2.53 3

3

Giúp hình thành và nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng Luật giao thông đường bộ.

15 15.0 33 33.0 33 33.0 19 19.0 2.44 4

4

Nhằm tăng cường niềm tin của học sinh đối với Luật giao thông đường bộ 11 11.0 30 30.0 38 38.0 21 21.0 2.31 5 5 Nhằm xây dựng cho HS thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng Luật giao thông đường bộ

8 8.0 0.0 72 72.0 20 20.0 1.96 6

6

Giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đường bộ cho HS trong nhà trường

18 18.0 34 34.0 32 32.0 16 16.0 2.54 2

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, học sinh đánh giá về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường có ĐTB 2.41. Nội dung được đánh giá mức quan trọng nhất là “Nhằm cung cấp nâng cao kiến thức Luật giao thông đường bộ cho học sinh” ĐTB 2.68 và “Giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường” ĐTB: 2.54 .

Chúng tôi phỏng vấn em T.T.H học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thì được biết: “Giáo dục luật giao thôg đường bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao kiến thức về luật giao thông đường bộ, từ đó sẽ giúp cho các em có nhận thức đúng, có thái độ đúng và hướng các em hành động theo hướng tích cực. Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường chỉ ở mức ban đầu, giúp học sinh nhận thức được một phần trong luật giao thông đường bộ, còn chưa giúp các em hiểu sâu sắc được vai trò, ý nghĩa trong việc thực thi luật, cũng như giúp các em hình thành thói quen, xử sự đúng luật giao thông đường bộ.

Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục luật giao thông đường bộ còn chưa cao, chính vì thế tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ trong học sinh, vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Nhà trường và gia đình chưa chú trọng tới việc giáo dục học sinh khi tham gia giao thông... Bên cạnh đó nhà trường còn chưa xem trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGTĐB đến học sinh, nên còn tiến hành mang tính hình thức vì vậy hiệu quả mang lại là chưa cao. Ngoài ra một số nơi việc tiến hành tuyên truyền phổ biến còn mang tính rập khuôn máy móc vì vậy chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Việc phối hợp giữa các CQNN với các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền phổ biến chưa thực sự đồng bộ, thống nhất. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới trường cao đẳng DTNT cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh trong việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)