Thực trạng con đường giáo dục Luật giao thông đường bộ Luật giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng con đường giáo dục Luật giao thông đường bộ Luật giao

thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện con đường giáo dục Luật giao thông đường bộ tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, chúng tôi tiến hành khảo sát trên đối tượng CBQL và giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng thực hiện con đường giáo dục Luật giao thông đường bộ

STT Con đường Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi bao giờ Chưa

SL % SL % SL % SL %

1 Thông qua giảng

dạy các môn học 13 28.3 19 41.3 14 30.4 0 0.0 2.98 1 2 Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể 10 21.7 15 32.6 21 45.7 0 0.0 2.76 2 3 Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn 2 4.3 8 17.4 29 63.0 7 15.2 2.11 4

4 Thông qua sinh

hoạt dưới cờ 6 13.0 10 21.7 25 54.3 5 10.9 2.37 3

Điểm trung bình 2.55

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện con đường giáo dục Luật giao thông đường bộ tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, chúng tôi tiến hành khảo sát trên đối tượng học sinh, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá học sinh về thực trạng thực hiện con đường giáo dục Luật giao thông đường bộ

STT Nội dung Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi bao giờ Chưa

SL % SL % SL % SL %

1 Thông qua giảng dạy

các môn học 25 25.0 37 37.0 38 38.0 0 0.0 2.87 2 Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể 19 19.0 29 29.0 48 48.0 4 4.0 2.63 3 Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn

4 Thông qua sinh hoạt

dưới cờ 12 12.0 19 19.0 60 60.0 9 9.0 2.34

Trung bình chung 2.48

Kết quả bảng 2.7 và 2.8 cho thấy: Thực trạng thực hiện con đường giáo dục Luật giao thông đường bộ tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn theo đánh giá của CBQL và giáo viên mức độ thực hiện ở mức khá với ĐTB: 2.55, học sinh ĐTB: 2.48 (mức trung bình).

Trong đó con đường giáo dục luật giao thông đường bộ áp dụng thường xuyên nhất là “Thông qua giảng dạy các môn học”. Bởi vì thông qua các môn học trên lớp sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết về luật giao thông đường bộ, chính qua những bài học trên lớp, trong nhà trường sẽ giúp các em tiếp cận một cách tự nhiên và hiệu quả nhất những vấn đề cơ bản về tham gia giao thông đường bộ ở lứa tuổi các em, từ đó giúp các em gắn việc học tập trên lớp với thực tiễn giao thông tại địa phương, hình thành kĩ năng tham gia giao thông an toàn và có ý thức.

Giáo dục luật giao thông đường bộ “Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể” với ĐTB: 2.76 (đánh giá của giáo viên), với ĐTB: 2.63 (đánh giá của học sinh) ; “Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn” với ĐTB: 2.11 (đánh giá của giáo viên), với ĐTB: 2.09 (đánh giá của học sinh). Trên thực tế nhiệm vụ giáo dục này được quan tâm và thực hiện nhiều qua các hoạt động sinh hoạt tập thể ở phạm vi lớp học. Nhưng nhiều khi mang tính hình thức, phong trào, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Phỏng vấn ông T.T.L, Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn đã nhấn mạnh “Giáo dục luật giao thông đường bộ thông qua phân tích các trường hợp điển hình về hành vi vi phạm luật, thực hiện đúng các quy định luật giao thông đường bộ. Việc làm đúng của học sinh vô cùng quan trọng và có tác dụng tốt nhất là trong dạy học trên lớp có kết hợp bằng hình ảnh do công nghệ thông tin đưa lại. Hình thức giáo dục này rất cụ thể, dễ hiểu và ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, có tác động ngay đến nhận thức, thái độ và hành vi luật giao thông đường bộ của học sinh”.

Nhìn chung con đường giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT tỉnh Bắc Kạn chủ yếu thông qua dạy học trên lớp. Tuy nhiên hinh thức này chưa thực sự tác động sâu sắc đến nhận thức của học

sinh. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới nhà trường cần phải đa dạng hoá các con đường giáo dục luật giao thông đường bộ để cung cấp cho học sinh những kiến thức lý thuyết, kết hợp với thực tiễn và thực hành để thông qua đó tăng cường nhận thức cho học sinh, giúp các em hiểu đúng, hiểu đủ và có hành vi đúng khi tham gia giao thông đường bộ.

2.4. Thực trạng quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

2.4.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

Lập kế hoạch là bước rất quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn. Đó là quá trình dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động, chuẩn bị và phân phối nhân vật lực, thời gian,... cho hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường đạt được kết quả tốt nhất.

Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT

TT Lập kế hoạch Mức độ TBC Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Xác định mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ

16 34.8 14 30.4 14 30.4 2 4.3 2.96 1

2

Nghiên cứu các văn bản nghị quyết về công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ cho HS

12 26.1 19 41.3 12 26.1 3 6.5 2.87 2

3

Đánh giá thực trạng công tác giáo dục luật giao thông đường bộ hiện nay

9 19.6 18 39.1 13 28.3 6 13.0 2.65 5

4

Xác định các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho HS trong nhà trường

11 23.9 20 43.5 11 23.9 4 8.7 2.83 3

5

Lập kế hoạch thực hiện các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ

9 19.6 20 43.5 10 21.7 7 15.2 2.67 4

6

Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ

7

Lập kế hoạch về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất cho việc giáo dục Luật giao thông đường bộ

7 15.2 20 43.5 13 28.3 6 13.0 2.61 6

Điểm trung bình 2.71

Kết quả bảng 2.9 cho thấy: Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn được CBQL, GV đánh giá thực hiện ở mức độ khá, thể hiện ĐTB: 2.71 và điểm trung bình của các iteam lập kế hoạch dao động từ 2.39 đến 2.96.

Hiệu trưởng các trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn đã thực hiện nhiều công việc để lập kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh, mức độ đánh giá của từng iteam không đồng đều nhau.

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Xác định mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ” với ĐTB: 2.96. Nhìn chung hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường đã được xây dựng dựa trên các mục tiêu quy định rõ ràng theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên.

Nội dung được đánh giá cao thứ hai là “Nghiên cứu các văn bản nghị quyết về công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh” ĐTB: 2.87 . Đây được coi là bước đầu tiên để tiến hành lập kế hoạch, bởi vì việc xây dựng kế hoạch của nhà quản lý phải dựa trên những định hướng của các cấp quản lý trên thể hiện ở các văn bản, nghị quyết mang tính chất chỉ đạo hoạt động quản lý của nhà trường.

Nội dung “Đánh giá thực trạng công tác giáo dục luật giao thông đường bộ hiện nay” với ĐTB: 2.65 (xếp thứ bậc 5/7). Đây là một nội dung công việc quan trọng của nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, bởi kế hoạch có tính khả thi hay không, mục tiêu đề ra có hợp lý hay không, các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả đánh giá tình hình thực tiễn công tác giáo dục luật giao thông đường bộ hiện nay, mạnh ở điểm nào? yếu ở đâu? thuận lợi, khó khăn là gì? Tuy nhiên nội dung này vẫn chưa được cán bộ quản lý trong nhà trường quan tâm đúng mức.

Nội dung “Lập kế hoạch về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất cho việc giáo dục Luật giao thông đường bộ” ĐTB: 2.61 (xếp thứ 6/7). Một thực tế là trong trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, hoạt động chuyên môn là hoạt động chính chiếm nhiều thời gian được chú ý nhiều hơn còn hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ thường được tiến hành theo từng đợt theo phong trào vì vậy lập kế hoạch thời gian, tài chính nhiều khi không được rõ ràng bằng hoạt động chuyên môn.

Qua xem xét thực tế hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ, từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết, nhưng các nội dung về dự kiến nguồn lực, các biện pháp thực hiện còn chưa đi vào chi tiết, chưa chỉ ra những hoạt động trọng tâm, còn các hoạt động thường xuyên thì chưa giao việc rõ ràng. Trao đổi với đồng chí Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch với câu hỏi: Theo đồng chí, trong khâu lập kế hoạch, việc nào là khó khăn nhất đối với đồng chí? Đa số các câu trả lời là: Vì nhà trường có rất nhiều nội dung giáo dục khác nhau, mỗi nội dung lại phải xây dựng 1 bản kế hoạch cụ thể, vì thế không tránh khỏi chồng chéo khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ tổng thể của năm học. Đây chính là một thực trạng còn tồn tại trong quản lý nhà trường, điều này khiến nhiều hiệu trưởng khó khăn khi xây dựng các kế hoạch và phân công thực hiện, dẫn đến bỏ sót việc hoặc không hoàn thành tiến độ theo kế hoạch định sẵn.

2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

Tổ chức giáo dục và tổ chức bộ máy giáo dục luật giao thông đường bộ là khâu phối hợp nhịp nhàng giữa công tác quản lý nhà trường và các hoạt động giảng dạy sinh hoạt cho học sinh trong và ngoài nhà trường.

Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh

TT Tổ chức Mức độ TBC Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Xác định các lực lượng tham gia quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường

12 26.1 18 39.1 9 19.6 7 15.2 2.76

2

Xây dựng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ 10 21.7 15 32.6 13 28.3 8 17.4 2.59 3 Xây dựng cơ chế làm việc, tổ chức phối hợp điều hành hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ

8 17.4 15 32.6 13 28.3 10 21.7 2.46

4

Xác định các lực lượng tham gia và tổ chức tập huấn cho giáo viên cùng các lực lượng tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh

5 10.9 11 23.9 18 39.1 12 26.1 2.20

Điểm trung bình 2.50

Kết quả bảng 2.10 cho thấy, đánh giá chung về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn ở mức trung bình với ĐTB: 2.50, phổ ĐTB tập trung từ 2.20 đến 2.76.

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Xác định các lực lượng tham gia quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường” ĐTB: 2.76. Thứ hai là “Xây dựng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ” ĐTB: 2.59. Thứ ba là “Xây dựng cơ chế làm việc, tổ chức phối hợp điều hành hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ” ĐTB: 2.46.

Qua quan sát, trò chuyện, phỏng vấn CBQL, GV tham gia giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn chúng tôi được biết: Việc xác định các bộ phận tham gia quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh là quan trọng nhất để giao việc và cũng thể hiện rõ nhất trong nhà trường. Mặt khác vai trò, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cũng được xác định trong các văn bản pháp quy về giáo dục luật giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như xác định vị trí việc làm trong nhà trường. Tuy nhiên hiện nay các bộ phận trong nhà trường chưa được phân công cụ thể, rõ ràng trong hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh. Dẫn đến có những công việc thì có rất nhiều người tham gia, có những việc thì không ai làm. Do đó hiệu quả giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường chưa cao.

Mặt khác, công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh muốn có hiệu quả cần phải có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài Nhà trường. Tuy nhiên việc phối hợp với các lực lượng chưa được hiệu quả, phần lớn các ý kiến đều nhất trí cho rằng đã có sự tham gia của nhiều lực lượng trong công tác giáo dục luật giao thông đường bộ, Nhà trường đã có sự chủ động phối hợp với gia đình và xã hội, nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra. Sự phối hợp này nói chung chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và chưa có hiệu quả cao. Thực trạng cho thấy chúng ta cần phải làm tốt công tác phối hợp các lực lượng trong quá trình giáo dục luật giao thông đường bộ thì mới có thể nâng cao được chất lượng, mới có thể đào tạo được thế hệ trẻ có ý thức công dân tốt, biết tôn trọng và tuân thủ luật giao thông đường bộ. Cụ thể nội dung “Xác định các lực lượng tham gia và tổ chức tập huấn cho giáo viên cùng các lực lượng tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh” được đánh giá ở mức thấp nhất ĐTB: 2.20. Nhà trường hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học cho hoạt động tập huấn cho giáo viên về luật giao thông đường bộ. Dẫn đến nhiều giáo viên còn chưa thực sự nắm luật, hiểu luật một cách cụ thể và chính xác. Dẫn đến hiệu quả giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường chưa được cao.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn đường bộ cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn hiện nay chủ thể vẫn là hiệu trưởng nhà trường, dựa trên nền tảng kế hoạch giáo dục của năm, của tháng có tiêu chí xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông theo từng tháng. Căn cứ trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động chung và chi tiết từng tháng. Từ hoạt động giảng dạy môn học, đến sinh hoạt sân trường, sinh hoạt ngoại khóa. Hiệu trưởng nhà trường thực hiện chỉ đạo đến các giáo viên trên thực hiện mục tiêu hàng năm và tháng.

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh

TT Chỉ đạo Mức độ TBC Thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)