Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.2. Những hạn chế

Công tác giáo dục luật giao thông đường bộ dù đã được thực hiện và dần đi vào nề nếp ở trường cao đẳng DTNT Bắc Kạn song hiệu quả giáo dục vẫn chưa đạt được mục tiêu là hình thành ý thức và kĩ năng tham gia giao thông đường bộ an toàn cho học sinh. Điều này thể hiện ở việc nhiều học sinh vẫn chưa tham gia giao thông đường bộ đúng Luật. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc đạt mục tiêu giáo dục luật giao thông đường bộ.

Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho các lực lượng giáo dục cũng đã được quan tâm triển khai ở nhà trường song hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền còn sơ sài, chủ yếu làm theo các đợt trong năm mà không có nhiều những sáng kiến, sáng tạo, chưa nhất quán triệt để tinh thần giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh đến các CMHS-PHHS; thiếu nội dung tuyên truyền-giáo dục luật giao thông đường bộ cho CMHS-PHHS trong những buổi sinh hoạt với CMHS-PHHS. Điều này dẫn đến việc các lực lượng GD chưa toàn tâm toàn ý với công việc mà chỉ thực hiện mang tính hình thức để hoàn thành kế hoạch của các cấp.

Công tác lập kế hoạch còn chung chung, chưa xác định được phương thức hoạt động, các nguồn lực dự kiến, chưa trù bị chuẩn thời gian thực hiện các hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ trong và ngoài nhà trường, chưa dự trù đa dạng các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ. Trong thực hiện, hiệu trưởng còn thiếu sự chỉ đạo cụ thể quá trình thực hiện công tác và hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ đến các giáo viên. Chính vì vậy, việc huy động và phát huy hết khả năng của bộ máy quản lý trong giáo dục luật giao thông đường bộ còn thấp.

Việc triển khai các hình thức, phương pháp giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường được thực hiện tương đối đa dạng, song thực tế tính chuyên môn và tính sư phạm chưa cao. Nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới việc tổ chức các buổi tập huấn bổ sung kiến thức giáo dục luật giao thông đường bộ cho các đối tượng cán bộ-giáo viên, chưa có nhiều các buổi sinh hoạt trao đổi kỹ năng giảng dạy giáo dục luật giao thông đường bộ và sử dụng đồ dùng dạy học đa dạng, chưa linh hoạt đổi mới nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt, giáo dục giáo dục luật giao thông đường bộ. Vì vậy, các hoạt động được triển khai còn sơ sài, thiếu sinh động, chưa thực sự thu hút được HS tích cực tham gia.

Công tác kiểm tra, đánh giá cũng được thực hiện theo kế hoạch, song chưa giám sát chặt chẽ công tác giáo dục luật giao thông đường bộ, việc kiểm tra đột xuất chưa thực hiện nhiều, chưa triệt để kiểm tra việc thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ của cán bộ-giáo viên và học sinh của nhà trường khi tham giao thông. Chính vì vậy, Hiệu trưởng khó có căn cứ để điều chỉnh kế hoạch GD cho phù hợp. Song song với đó, việc biểu dương, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy không kích thích được sự nỗ lực, sự sáng tạo trong công việc của các lực lượng tham gia giáo dục luật giao thông đường bộ.

Sự chủ động phối kết hợp của nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường tuy có triển khai song còn thiết sự linh hoạt, chưa phát huy được vai trò và thế mạnh của các lực lượng này. Bên cạnh đó, các điều kiện về CSVC cho hoạt động giảng dạy luật giao thông đường bộ trong và ngoài nhà trường còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)