Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 110)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong

giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

3.2.5.1.Mục đích của biện pháp

Nhà trường tổ chức phối hợp với CMHS-PHHS, với lực lượng giáo dục luật giao thông đường bộ trong và ngoài trường học, cụ thể là các tổ chức Đoàn, Công đoàn nhà trường cùng với tổ dân phố, lực lượng dân phòng, công an phường trên địa bàn trường. Nhà trường chính là trung tâm, tâm điểm phối hợp giúp cho hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ đạt hiệu quả cao.

3.2.5.2.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trong các năm học, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn trường tổ chức thực hiện việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục luật giao thông đường bộ, các chủ trương và văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tỉnh, của ngành về công tác giáo dục luật giao thông đường bộ trong trường học, các cơ sở GD, các lực lượng xã hội và các bậc phụ huynh HS. Điều đó cho thấy vai trò của gia đình, chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương có vị trí hết sức quan trọng đối với việc tuyên truyền, giáo dục, theo dõi kiểm tra uốn nắn giúp đỡ học sinh tự giác chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông đường bộ. Các lực lượng trong nhà trường như: Tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn. Các lực lượng ngoài nhà trường như: CMHS, UBND tỉnh, Công an tỉnh, thành phố, tổ dân phố, lực lượng dân phòng. Hiệu trưởng phải phối kết hợp được hoạt động giữa các lực lượng này, từ đó tạo nên sức mạnh tổng thể, đồng bộ trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ. Cụ thể cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:

(a) Thống nhất quan điểm hình thức phối hợp với lực lượng giáo dục luật giao thông đường bộ tại địa phương:

Bước đầu tiên quan trọng trong kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ năm học được hiệu trưởng nhà trường lập đầu năm là việc ký kết liên tịch các vấn đề ATGT, an toàn trường học giữa nhà trường và Ban ATGT, an ninh - trật tự xã hội của đơn vị phường, giáo dục luật giao thông đường bộ. Trong đó giữa đơn vị trường học, công an phường và UB phường thống nhất các quan điểm đảm bảo trật tự an toàn an ninh và ATGT cho học sinh trên mọi khía cạnh. Các quan điểm được xây dựng mỗi đầu năm học dựa theo tiêu chí giáo dục, tiêu chí ATGT, tiêu chí an toàn năm học theo đường lối và chủ trương của Đảng và nhà nước. Theo đó, trách nhiệm cụ thể sẽ được thống nhất quy định cho từng bộ phận để các hoạt động được diễn ra đồng bộ đem lại hiệu quả cao.

Một số hình thức phối hợp hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cần được thống nhất, đó là:

+ Phối hợp với công an địa phương tổ chức triển lãm di động hình ảnh các vụ TNGT tại các trường để HS, CMHS theo dõi.

+ Tổ chức các buổi nói chuyện truyền thông và hướng dẫn thực hành một số kĩ năng tham gia giao thông đường bộ an toàn mà khách mời là công an địa phương.

+ Phối hợp với địa phương thường xuyên nhắc nhở học sinh qua hệ thống loa đài phát thanh tại cổng trường không được đứng, tụ tập dàn hàng 3, hàng 4 tại cổng trường và dưới lòng đường.

+ Phối hợp với lực lượng thanh niên tình nguyện, công an khu vực, lực lượng dân phòng tại địa phương để xây dựng phương án giải quyết dứt điểm hiện tượng ùn tắc tại cổng trường. Ví dụ: cử người hướng dẫn, phân luồng giao thông đầu ngõ, đầu phố vào đầu và cuối giờ học; nhắc nhở học sinh việc chấp hành an toàn giao thông tại khu vực trước cổng trưởng; hỗ trợ giải quyết những ách tắc có thể xảy ra vào đầu và cuối giờ học,…

+ Phối hợp với công an địa phương giải quyết dứt điểm, kiên quyết đối với các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực trước cổng trường. Kiến nghị công an địa phương cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hộ cố tình vi phạm. Giải quyết được việc này sẽ góp phần quan trọng giúp hè thông, đường thoáng, đảm bảo an toàn cho HS tham gia giao thông cũng như hạn chế những ách tắc có thể xảy ra.

(b) Triển khai từng bước kế hoạch kêu gọi ATGT cổng trường: Đây là bước quan trọng trong kế hoạch giảm thiểu tối đa ùn tắc cổng trường học. Trước tiên vận động các tạp hóa, quầy hàng chợ trước cổng trường tránh bày các gian hàng lấn chiếm trong khoảng giờ nhất định khi học sinh vào học và tan học, ví dụ sáng từ 6h30 đến 7h30, chiều từ 16h00 đến 17h30. Có thể vận động bằng truyền thông, vận động bằng các phiếu đến tận tay các quầy hàng, vận động bằng sự kết hợp giữa thành viên trong trường và cán bộ địa phương,..

(c)Phối hợp chặt chẽ với CMHS và ngược lại:

Cung cấp cho cha mẹ học sinh một số hiểu biết liên quan đến giáo dục luật giao thông đường bộ để thuyết phục họ nhận thức đúng về vai trò và tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nhắc lại điều đó ở lần họp CMHS lớp và yêu cầu sự phối hợp của CMHS với nhà trường trong vấn đề giáo dục luật giao thông đường bộ cho HS. Nhà trường có thể chọn hình thức nhân rộng bằng cách kết hợp với Ban phụ huynh trường tổ chức toạ đàm về vấn đề giáo dục luật giao thông đường bộ trong buổi họp đại diện CMHS các lớp vào đầu năm học. Qua đó các trưởng ban phụ huynh các lớp sẽ trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến để giải quyết được tồn tại hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ hoặc sẽ phải làm như thế nào để cùng các thầy cô giáo làm tốt công tác giáo dục luật giao thông đường bộ.

3.2.5.3.Điều kiện thực hiện biện pháp

động giáo dục luật giao thông đường bộ

- Các thành viên Chi đoàn thanh niên luôn là lực lượng hỗ trợ đắc lực - CMHS có sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Năm biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở giải quyết được những điểm hạn chế và nguyên nhân được xác định từ thực trạng. Ngoài ra, tính đồng nhất giữa 05 biện pháp là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của công tác quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn. Giữa các biện pháp có sự tương tác qua lại như sau: Ví dụ biện pháp 1 “Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh” muốn thực thi tốt thì đòi hỏi biện pháp 2,3,4,5 phải hoàn thiện, vì ở mỗi biện pháp 2,3,4,5 đều có 01 nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ biện pháp 1. Cụ thể, biện pháp 2 phải “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT”. Biện pháp 3 “Chỉ đạo thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Biện pháp 4 phải hoàn thiện bước “Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT”. Biện pháp 5 phải hoàn thiện bước “Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT”. Như vậy, ta thấy rất rõ tính liên kết chặt chẽ và tương tác qua lại.

Hầu hết các biện pháp có mối quan hệ tương tác và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Xét về khía cạnh toàn diện thì cả 05 biện pháp là thể đồng nhất. Căn cứ vào thực trạng tình hình chung của trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tác giá khuyến nghị các trường nên sử dụng đồng nhất cả 05 biện pháp không nên

sử dụng riêng lẻ từng biện pháp. Tuy nhiên, ở mức độ riêng lẻ, mỗi biện pháp vẫn có tính năng và giá trị riêng. Hiệu trưởng nhà trường có thể sử dụng riêng lẻ chức năng của mỗi biện pháp tùy theo từng trường hợp cụ thể của trường. Nhưng lưu ý khi sử dụng là tính kích cầu thúc đẩy nhau phát triển phải có sự hỗ trợ của biện pháp khác.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp đổi mới quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết hay không cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở khảo nghiệm tại thực tiễn quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, đề tài khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến 03 cán bộ quản lý nhà trường và 43 giáo viên. Tổng cộng 46 người.

Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất được đánh giá ở 4 mức độ: Rất cấp thiết (4 điểm); Cấp thiết (3 điểm); Ít cấp thiết (2 điểm);

Không cấp thiết (1 điểm).

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 4mức độ: Rất khả thi (4 điểm); Khả thi (3 điểm); Ít khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

Kết quả như sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ cấp thiết của biện pháp

TT Biện pháp

Mức độ

TBC Thứ

bậc Rất cấp

thiết Cấp thiết Ít cấp thiết

Không cấp thiết

SL % SL % SL % SL % 1

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh HS

25 54.3 20 43.5 1 2.2 0 0 3.52 3

2

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT

22 47.8 21 45.7 3 6.5 0 0 3.41 5

3

Tăng cường hiệu quả thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp

28 60.9 18 39.1 0 0.0 0 0 3.61 1

4

Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

24 52.2 21 45.7 1 2.2 0 0 3.50 4

5

Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

26 56.5 20 43.5 0 0.0 0 0 3.57 2

Trung bình chung 3.52

Bảng 3.3.Đánh giá tính khả thi của biện pháp

TT Biện pháp

Mức độ

TBC Thứ

bậc Rất khả

thi Khả thi Ít khả

thi

Không khả thi

1

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh

25 54.3 19 41.3 2 4.3 0 0 3.50 3

2

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT

30 65.2 15 32.6 1 2.2 0 0 3.63 1

3

Tăng cường hiệu quả thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp

19 41.3 27 58.7 0 0.0 0 0 3.41 4

4

Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

28 60.9 15 32.6 3 6.5 0 0 3.54 2

5

Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

21 45.7 21 45.7 4 8.7 0 0 3.37 5

Trung bình chung 3.49

Qua khảo sát cho thấy 100% CBQL và GV đều đồng ý cả 05 biện pháp là cấp thiết đến rất cần thiết. Xét về tính khả thi, cả 5 biện pháp đều khả thi đến rất khả thi.

Biện pháp “Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh” cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên có 54.3% rất cần thiết và rất khả thi.

Biện pháp “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT” có 47.8% đồng ý kiến rất cấp thiết, 65.2% đồng thuận tính

khả thi rất cao. Cho thấy việc lập kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch tổng thể trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn hiện nay là việc cấp thiết, các trường cần lưu ý tiến hành đề xuất kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ của năm và tháng xuyên suốt trong kế hoạch tổng thể.

Biện pháp “Tăng cường hiệu quả thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp” có 60% ý kiến rất cấp thiết, 41.3% cho rằng rất khả thi. Hiệu trưởng nhà trường nên định hướng xây dựng những tiết giáo dục luật giao thông đường bộ bằng những kiến thức từ chính thực trạng địa phương và trước cổng trường. Đây hứa hẹn là biện pháp trọng tâm đem lại hiệu quả nhiều hơn mong đợi.

Biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT” có 52.2% ý kiến rất cấp thiết và 60.9% cho rằng rất khả thi. Tâm lý đánh giá khen thưởng vẫn có tác dụng thiết thực đối với mọi đối tượng. Hiệu trưởng nhà trường cần cân nhắc điều này để thực thi cho nhà trường.

Biện pháp “Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT”. có 56.5% cho rằng rất cấp thiết, 45.7% đồng ý rất khả thi. Cũng là giá trị tích cực cho sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh. Trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn cần chú trọng biện pháp này, để quản lý hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT

Biện pháp 3: Tăng cường hiệu quả thực hiện giáo dục luật giao thông đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)