Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục Luật giao thông đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục Luật giao thông đường

bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú

Kiểm tra hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh là quá trình người hiệu trưởng tổ chức giám sát hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ, kết quả hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ và uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ trong những trường hợp cần thiết.

Nội dung kiểm tra hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng DTNT gồm:

- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá giáo dục Luật giao thông đường bộ. Các tiêu chuẩn kiểm tra có thể theo các tiêu chí về mục tiêu Luật giao thông đường bộ, nội dung Luật giao thông đường bộ, hình thức Luật giao thông đường bộ, các lực lượng tham gia Luật giao thông đường bộ và kết quả giáo dục Luật giao thông đường bộ.

- Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ theo kế hoạch. Hiệu trưởng cần phải phân tích kết quả, căn cứ vào chuẩn, vào các chỉ số đã được xác định trong tiêu chuẩn để đưa ra các kết luận về mức độ thực hiện Luật giao thông đường bộ ở mỗi một bộ phận trong nhà trường và mỗi một thành viên trong công tác giáo dục. Điều này đòi hỏi những người thực hiện phải có chuyên môn về năng lực đánh giá, có tính khách quan trung thực và công bằng trong đánh giá Luật giao thông đường bộ.

Người hiệu trưởng cần có thu thập các thông tin về việc giáo dục Luật giao thông đường bộ của các bộ phận, so sánh với các tiêu chí đã xác định để đánh giá mức độ đạt được của mỗi một bộ phận, thành viên tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ.

- Kiểm tra việc thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ đã xác định theo các hình thức khác nhau: kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp thông qua các

lực lượng tham gia Luật giao thông đường bộ, các hình thức khác nhau; kiểm tra báo trước và kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ.

- Phát hiện điều chỉnh các sai lệch khi tổ chức hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ. Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của các bộ phận, của các thành viên tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường để phát hiện ra những sai sót, sửa chữa những sai sót; điều chỉnh công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ phù hợp với tình hình thực tiễn mà vẫn đảm bảo yêu cầu của kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ. Có như vậy thì người hiệu trưởng mới có những biện pháp động viên khen thưởng kịp thời và xử lý những hiện tượng xấu trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các bộ phận thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ. Sau khi kiểm tra cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ, từ đó nhân điển hình để phát huy hiệu quả của công tác công tác Luật giao thông đường bộ và đặc biệt sử dụng kết quả kiểm tra như một chỉ báo trong việc đánh giá giáo viên và phát triển nghề nghiệp cho giáo viên.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú

1.5.1. Trình độ và kinh nghiệm quản lý giáo dục của cán bộ quản lý

Trình độ và kinh nghiệm quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề DTNT và các nhà quản lý trong nhà trường. Có thể nói đây là yếu tố quyết định trực tiếp cho hiệu quả của công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Nếu như hiệu trưởng và các nhà quản lý trong nhà trường có trình độ và kinh nghiệm quản lý tốt sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

1.5.2. Sự phối hợp của các lực lượng bên trong nhà trường

Sự phối hợp giữa các lực lượng bên trong trong nhà trường, như Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn, các tổ chức chính trị trong nhà trường cao đẳng nghề DTNT

là điều kiện cơ bản đảm bảo sự thành công trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ, bởi vì công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cần có sự tham gia của tất cả các lực lượng bên trong nhà trường. Nếu một tập thể đoàn kết, gắn bó sẽ đảm bảo sự phối kết hợp nhịp nhàng trong các khâu trong quá trình giáo dục luật giao thông đường bộ.

1.5.3. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên đối với công tác giáo dục luật giao thông đường bộ thông đường bộ

Văn bản chỉ đạo từ cấp trên đối với công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ rất đa dạng, bao gồm các văn bản về phổ biến Luật giao thông đường bộ, giáo dục luật, dạy môn giáo dục công dân, tuyên truyền về an toàn giao thông, v.v... từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ GT&VT. Văn bản chỉ đạo từ cấp trên là hành lang pháp lý cho công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ của hiệu trưởng trong nhà trường cao đẳng nghề DTNT.

Nếu các văn bản chỉ đạo của cấp trên cụ thể, thường xuyên, chi tiết sẽ là nền tảng, cơ sở giúp nhà trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

1.5.4.Môi trường kinh tế, văn hoá xã hội

Môi trường kinh tế, văn hóa xã hội đối với giáo dục Luật giao thông đường bộ có ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường. Môi trường được hiểu như nơi diễn ra các hành vi luật giao thông đường bộ của học sinh nhưng đồng thời cũng là yếu tố chi phối công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ và quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Nếu như nhà quản lý tính được mối quan hệ giữa môi trường xã hội bên ngoài với công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ, để từ đó tận dụng ảnh hưởng tích cực xã hội đến công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ, thì sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ.

Đối với những địa phương có môi trường kinh tế phát triển, thì người dân sẽ có thu nhập cao hơn. Họ sẽ quan tâm đến vấn đề học tập của con cái nhiều

hơn. Mặt khác vấn đề xã hội hóa trong giáo dục sẽ tốt hơn. Thông qua đó sẽ giúp xây dựng được kinh phí, tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường.

1.5.5. Gia đình

Thái độ từ phía gia đình đối với việc giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh có ảnh hưởng quyết định đến công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường, bởi vì gia đình là nơi sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp học sinh. Nếu như gia đình có thái độ tích cực với công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ thì hiệu quả của công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ sẽ được nâng cao.

1.5.6. Sự tham gia của các lực lượng bên ngoài nhà trường

Ảnh hưởng của các cơ quan chức năng có liên quan đến giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh (công an, tòa án…). Công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ không chỉ có một chủ thể là nhà trường mà có nhiều chủ thể quản lý phối hợp đứng ở các góc độ khác nhau của xã hội. Vì vậy, tổ chức phối hợp giữa các chủ thể quản lý đó tức là giữa nhà trường với cơ quan chức năng có liên quan đến giáo dục Luật giao thông đường bộ và quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ thì sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

1.5.7. Sự tham gia của các tổ chức chính trị trong nhà trường

Vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị trong nhà trường có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị trong nhà trường vừa đóng vai trò là chủ thể quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ, nhưng đồng thời cũng là lực lượng phối hợp trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Vai trò của các tổ chức này rất quan trọng với công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ, vì tổ chức đoàn là tổ chức của học sinh, sinh viên và gắn bó chặt chẽ với học sinh, sinh viên. Bản thân học

sinh chịu ảnh hưởng giáo dục nhiều của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

1.5.8. Nhận thức và ý thức của giáo viên đối với công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ thông đường bộ

Nhận thức và ý thức của giáo viên với việc thực hiện công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ có vai trò quyết định đối với công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ và quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Bản thân người giáo viên vừa là chủ thể quản lý nhưng đồng thời là người tổ chức trực tiếp, chịu trách nhiệm trực tiếp trong hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường. Nếu như người giáo viên có ý thức trách nhiệm cao và nhận thức đúng, sâu sắc về công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ và quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ thì hiệu quả của công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ sẽ được nâng cao.

1.5.9. Nhận thức của học sinh

Nhận thức, ý thức và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trường cao đẳng nghề DTNT. Đặc điểm lứa tuổi học sinh cao đẳng nghề DTNT ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em. Có thể nói rằng việc hiểu biết về nhận thức, về ý thức, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh cao đẳng nghề DTNT sẽ là cơ sở khoa học tốt nhất cho công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ và quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ, đưa các biện pháp quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ phù hợp với lứa tuổi.

1.5.10. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất cho việc giáo dục Luật giao thông đường bộ, bao gồm nhiều loại: kinh phí dành cho giáo dục Luật giao thông đường bộ, phòng ốc, trang thiết bị máy móc... Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng cho công tác quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ. Vì vậy việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất tốt sẽ là điều kiện vật chất nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục Luật giao thông

Kết luận chương 1

Giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích của các chủ thể giáo dục (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn... và các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường) đến học sinh nhằm trang bị cho học sinh trình độ pháp luật nhất định, để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác ứng xử, xử sự theo yêu cầu của luật giao thông đường bộ.

Quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT là sự tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý giáo dục đến toàn bộ quá trình giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh để quá trình giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu giáo dục luật giao thông đường bộ của nhà trường.

Mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ Cung cấp những hiểu biết cơ bản về pháp luật trật tự ATGT đường bộ, có thái độ và kỹ năng thực tế tham gia giao thông và có trách nhiệm vào việc giải quyết các vấn đề về ATGT ở mức độ phù hợp với từng loại đối tượng.

Nội dung quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT bao gồm (1) Lập kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT ; (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT; (3) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT ; (4) Kiểm tra kết quả thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

DÂN TỘC NỘI TRÚ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát về khách thể khảo sát

2.1.1. Về kết quả đào tạo

Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Kạn, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Hệ Trung cấp:

Bảng 2.1: Kết quả đào tạo hệ trung cấp của trường Cao đẳng DTNT Bắc Kạn

TT Năm Số lớp Kết quả đào tạo Nhập học Điều kiện dự thi Tốt nghiệp Khá Giỏi Xuất sắc 1 2015 29 503 181/53,5% 100 97 28 0 0 2 2016 36 688 174/94,2% 174 164 65 40 0 3 2017 20 493 241/96,2% 241 232 124 31 0 4 2018 31 566 154/97,4% 154 150 80 45 0 5 2019 24 415 122/82,7% 106 101 02 53 0 Tổng số 140 - Hệ sơ cấp

Bảng 2.2: Kết quả đào tạo hệ sơ cấp của trường Cao đẳng DTNT Bắc Kạn

STT Năm Số lớp Kết quả đào tạo Nhập học Điều kiện dự thi Tốt nghiệp Khá Giỏi Xuất sắc 1 2015 10 333 333/93,9% 313 313 148 0 0 2 2016 12 346 346/97,9% 339 339 126 0 0 3 2017 10 302 302/94% 284 284 70 25 0 4 2018 05 140 140/89,2 125 125 102 31 0 5 2019 02 47 23/100% 23 23 18 01 0 Tổng số 39

- Hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT: Khóa học đầu tiên hệ GDTX cấp THPT nhà trường phối hợp tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia (tháng 6/2019): có 59 học sinh dự thi, kết quả tốt nghiệp 32/ 59 học sinh (đạt 54,23%).

2.1.2. Ngành nghề đào tạo

Nhà trường tuyển sinh đào tạo 27 ngành, nghề/ 03 cấp trình độ, như sau: - Trình độ Cao đẳng: 05 ngành nghề.

- Trình độ trung cấp: 08 ngành nghề. - Trình độ sơ cấp: 14 ngành nghề .

2.1.3.Chất lượng giáo viên

Tính đến 30/6/2019, tổng số viên chức và hợp đồng lao động là 82 người. Trong đó, viên chức sự nghiệp giáo dục và hợp đồng 68 có mặt 46 người (chiếm 56,10%), hợp đồng lao động làm việc theo vị trí việc làm là 36 người (chiếm 43,90%).

Trong tổng số 46 cán bộ, giáo viên, trong đó: Giáo viên cơ hữu 36 người, giáo viên kiêm chức: 13 người; Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn: 35 người, trình độ trên đại học: 15 người, Giáo viên có bằng sư phạm kỹ thuật: 06 người, chứng chỉ sư phạm.

Về trình độ: Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có về cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của trường. Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên có học vị Thạc sĩ là 17/82 (chiếm tỉ lệ 20,73%), trình độ Đại học 42 người (chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)