Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông

đường bộ cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn hiện nay chủ thể vẫn là hiệu trưởng nhà trường, dựa trên nền tảng kế hoạch giáo dục của năm, của tháng có tiêu chí xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông theo từng tháng. Căn cứ trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động chung và chi tiết từng tháng. Từ hoạt động giảng dạy môn học, đến sinh hoạt sân trường, sinh hoạt ngoại khóa. Hiệu trưởng nhà trường thực hiện chỉ đạo đến các giáo viên trên thực hiện mục tiêu hàng năm và tháng.

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh

TT Chỉ đạo Mức độ TBC Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Ra các quyết định giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh bằng văn bản, cụ thể hóa các văn bản pháp quy của cấp trên về giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường.

12 26.1 16 34.8 16 34.8 2 4.3 2.83 1

2

Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ

11 23.9 15 32.6 14 30.4 6 13.0 2.67 2 3

Đôn đốc, động viên, kích thích hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ

8 17.4 18 39.1 13 28.3 7 15.2 2.59 4

4

Chỉ đạo theo sát các hoạt động của các bộ phận, các thành viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ

7 15.2 19 41.3 11 23.9 9 19.6 2.52 3

5

Chỉ đạo tổng kết đánh giá công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ

Điểm trung bình 2.61

Kết quả bảng 2.11 cho thấy: Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNTBắc Kạn được CBQL, GV đánh giá ở mức khá, thể hiện ĐTB = 2.61 và điểm trung bình của các iteam có mức độ tập trung cao dao động từ 2.46 đến 2.83. Điều này chứng tỏ việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ được tiến hành không đồng đều. Trong đó chỉ đạo “Ra các quyết định giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh bằng văn bản, cụ thể hóa các văn bản pháp quy của cấp trên về giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường” được đánh giá cao nhất với ĐTB: 2.83 (khá). Với xu hướng đảm bảo chất lượng hiện nay, các hoạt động quản lý của nhà trường rất quan tâm đến việc lưu giữ minh chứng chất lượng nên các quyết định quản lý được thể hiện rất rõ bằng văn bản. Hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh được sự chỉ đạo thống nhất của hành lang pháp lý, đó là các văn bản chỉ đạo thực hiện của các cấp theo tuyến dọc bên ngành giáo dục, đồng thời của các cấp thuộc về chính quyền UBND và các ban ngành có liên quan. Việc thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục được nhất quán triển khai từ trung ương đến địa phương và có sự phối hợp nhịp nhàng và kịp thời giữa các ban ngành liên quan vì đều xác định.

Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Chỉ đạo tổng kết đánh giá công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ” với ĐTB: 2.46 (mức trung bình). Trên thực tế, hàng năm, hàng quý, hàng tháng nhà trường đều có tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chỉ đạo tổng kết đánh giá công tác giáo dục luật giao thông đường bộ là một nội dung nhỏ trong rất nhiều nội dung, chưa có một chỉ đạo để đánh giá mỗi hoạt động này.

Nhìn chung văn bản và hành lang pháp lý để thực hiện công tác phổ biến giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường nói chung và công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng đã ban hành hệ thống văn bản khá đầy đủ. Tuy nhiên Vai trò của đơn vị đầu mối phối hợp chưa rõ ràng. Hoạt động phối hợp phổ biến giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường còn mang tính vụ việc, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên đồng bộ, thống nhất. Chủ yếu là xây dựng

chương trình, biên soạn giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo giáo dục luật giao thông đường bộ. Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục luật cho học sinh, sinh viên không được duy trì thường xuyên... Điều này đòi hỏi trong thời gian tới nhà trường cần tăng cường phương thức báo cáo, kiểm tra, đánh giá; tăng cường sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục luật của Chính phủ đối với công tác phổ biến, giáo dục p luật giao thông đường bộ trong nhà trường .... Nhà trường cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành Tư pháp, ngành Giáo dục - Đào tạo với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.... trong hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)