Thực trạng nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 60 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh

trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ trong trường cao đẳng nghề DTNT chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1) để tiến hành khảo sát. Kết quả thu được như bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ

TT Nội dung Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi Chưa

bao giờ

SL % SL % SL % SL %

1

Xây dựng những quy định, nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường với những yêu cầu cụ thể

0 0.0 7 15.2 28 60.9 11 23.9 1.91 11

2

Hoàn thiện chương trình giáo dục Luật giao thông đường bộ ở nhà trường

6 13.0 16 34.8 21 45.7 3 6.5 2.54 6

3

Đào tạo bồi dưỡng về nội dung, phương pháp giáo dục ATGT cho giáo viên, cán bộ chuyên trách về ATGT trong nhà trường

7 15.2 18 39.1 19 41.3 2 4.3 2.65 5

4

Hoàn thiện sách giáo viên, sách cho học sinh, tài liệu phổ thông về giáo dục Luật giao thông đường bộ

4 8.7 12 26.1 24 52.2 6 13.0 2.30 7

5

Bổ sung danh mục thiết bị, phương tiện giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường

2 4.3 9 19.6 25 54.3 10 21.7 2.07 9

6

Trang bị tài liệu, phương tiện, thiết bị cần thiết cho giáo dục Luật giao thông đường bộ

TT Nội dung Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi bao giờ Chưa

SL % SL % SL % SL %

7

Giáo dục cho học sinh đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy trên đường an toàn

7 15.2 20 43.5 19 41.3 0 0.0 2.74 4

8

Đội mũ bảo hiểm có chất lượng khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện;

8 17.4 19 41.3 19 41.3 0 0.0 2.76 3

9

Giáo dục cho học sinh hiểu biết và thực hiện theo tín hiệu giao thông, biển báo giao thông, hiệu lệnh chỉ dẫn của cảnh sát giao thông, khi tham gia giao thông

11 23.9 22 47.8 13 28.3 0 0.0 2.96 2

10

Mời cán bộ các phòng, Ban liên quan nói chuyện về Luật Giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông trên địa phương

0 0.0 8 17.4 24 52.2 14 30.4 1.87 12

11

Ký cam kết và tuyên truyền cho học sinh chấp hành tốt Luật giao thông

12 26.1 23 50.0 11 23.9 0 0.0 3.02 1

12

Tham gia các hội thi về tìm hiểu luật giao thông dưới dạng thi trắc nghiệm, thi sân khấu hóa, thi thực hành lái xe an toàn

3 6.5 11 23.9 12 26.1 20 43.5 1.93 10

Điểm trung bình 2.42

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Việc thực hiện các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ được đánh giá chung ở mức trung bình với ĐTB: 2.42. Các nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ được thực hiện chưa đồng đều, có nội dung thực hiện ở mức tốt, có nội dung thực hiện ở mức khá và trung bình.

Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT được cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá không đồng đều nhau. Nội dung “Ký cam kết và tuyên truyền cho học sinh chấp hành tốt Luật giao thông” được đánh giá thực hiện tốt nhất với 3.02 xếp bậc 1/12; Nội dung “Giáo dục cho học sinh hiểu biết và thực hiện theo tín hiệu giao thông, biển báo giao thông, hiệu lệnh chỉ dẫn của cảnh sát giao thông, khi tham gia giao thông” với 2.96 xếp hạng 2/12; Nội dung “Đội mũ bảo hiểm có chất lượng khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện” với 2.76 xếp hạng 3/12 và thấp nhất là nội dung “Mời cán bộ các phòng, Ban liên quan nói chuyện về Luật Giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông trên địa phương” 1.87 xếp bậc 12/12.

Để tìm hiểu về mức độ thực hiện nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát trên đối tượng học sinh, kết quả thu được như bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh về thực trạng nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ

TT Nội dung Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi Chưa bao

giờ

SL % SL % SL % SL %

1

Xây dựng những quy định, nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường với những yêu cầu cụ thể

0 0.0 11 11.0 65 65.0 24 24.0 1.87 11

2

Hoàn thiện chương trình giáo dục Luật giao thông đường bộ ở nhà trường

4 4.0 15 15.0 58 58.0 23 23.0 2.00 10

3

Đào tạo bồi dưỡng về nội dung, phương pháp giáo dục ATGT cho giáo viên, cán bộ chuyên

TT Nội dung Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi Chưa bao giờ

SL % SL % SL % SL % trách về ATGT trong

nhà trường

4

Hoàn thiện sách giáo viên, sách cho học sinh, tài liệu phổ thông về giáo dục Luật giao thông đường bộ

11 11.0 19 19.0 52 52.0 18 18.0 2.23 6

5

Bổ sung danh mục thiết bị, phương tiện giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường

9 9.0 18 18.0 52 52.0 21 21.0 2.15 7

6

Trang bị tài liệu, phương tiện, thiết bị cần thiết cho giáo dục Luật giao thông đường bộ

8 8.0 18 18.0 51 51.0 23 23.0 2.11 8

7

Giáo dục cho học sinh đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy trên đường an toàn

18 18.0 29 29.0 53 53.0 0 0.0 2.65 4

8

Đội mũ bảo hiểm có chất lượng khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện;

21 21.0 31 31.0 48 48.0 0 0.0 2.73 3

9

Giáo dục cho học sinh hiểu biết và thực hiện theo tín hiệu giao thông, biển báo giao thông, hiệu lệnh chỉ dẫn của cảnh sát giao thông, khi tham gia giao thông

25 25.0 35 35.0 40 40.0 0 0.0 2.85 1

10

Mời cán bộ các phòng, Ban liên quan nói chuyện về Luật Giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông trên địa phương

0 0.0 11 11.0 58 58.0 31 31.0 1.80 12

11

Ký cam kết và tuyên truyền cho người HS chấp hành tốt Luật giao thông

TT Nội dung Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi Chưa bao giờ

SL % SL % SL % SL %

12

Tham gia các hội thi về tìm hiểu luật giao thông dưới dạng thi trắc nghiệm, thi sân khấu hóa, thi thực hành lái xe an toàn

6 6.0 16 16.0 54 54.0 24 24.0 2.04 9

Điểm trung bình 2.33

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Đánh giá của học sinh về thực trạng nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở mức trung bình với ĐTB 2.33.

Nội dung được học sinh đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên nhất là “Giáo dục cho học sinh hiểu biết và thực hiện theo tín hiệu giao thông, biển báo giao thông, hiệu lệnh chỉ dẫn của cảnh sát giao thông, khi tham gia giao thông” với ĐTB: 2.85 (xếp thứ 1/12). Kế tiếp là nội dung “Ký cam kết và tuyên truyền cho người học sinh chấp hành tốt Luật giao thông” với ĐTB: 2.75 (xếp thứ 2/12); Nội dung “Đội mũ bảo hiểm có chất lượng khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện” với ĐTB: 2.73 (xếp thứ 3/12). Nội dung bị đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất là “Mời cán bộ các phòng, Ban liên quan nói chuyện về Luật Giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông trên địa phương” với ĐTB: 1.80 (xếp thứ 12/12). Nội dung “Xây dựng những quy định, nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường với những yêu cầu cụ thể” với ĐTB: 1.87 (xếp thứ 11/12).

Qua quan sát chúng tôi thấy rằng hiện nay trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh còn sơ sài, chủ yếu là tuyên truyền và phổ biến luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên các hoạt động tuyên truyền được thực hiện chưa thực sự tốt nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa đa dạng. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền phổ biến cũng diễn ra mang tính rời rạc, thiếu liên kết, thiếu chặt chẽ. Dẫn đến

hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục luật giao thông đường bộ còn chưa đạt được như mong muốn, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ trong học sinh.

Bên cạnh đó nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh còn thiếu chiến lược, kế hoạch cụ thể, chưa thống nhất. Dẫn đến tình trạng đa số học sinh tham gia giao thông thiếu những hiểu biết cần thiết về các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông và ngay cả một số giáo viên cũng chưa thật sự nắm vững các quy định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản liên quan.

Thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ cho nên dẫn đến tình trạng học sinh trong trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn còn có nhiều hành vi vi phạm. Các lỗi các em thường vi phạm là: tụ tập dưới lòng đường, đi xe ngược chiều, không chấp hành các tín hiệu điều khiển giao thông, một số em đi xe gắn máy tốc độ cao, đánh võng trên đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Qua quan sát, chúng tôi thấy các em đến trường hoặc từ trường về bằng xe đạp, khá nhiều em đi xe đạp điện, thậm chí có một số em đi bằng xe gắn máy. Lúc tan học các em thường đi từng nhóm ít thì 3-4 em, nhiều thì cả chục em cùng tràn ra đường hoặc các em tụ tập dưới lòng đường khi trao đổi một vấn đề gì đó xảy ra trong lớp, trong trường, thậm chí có sự việc xảy ra trên đường các em cũng dễ vi phạm Luật giao thông, đứng tụ tập dưới lòng đường làm cản trở giao thông. Trường hợp đi bộ, đi xe đạp hàng 3, hàng 4, xô đẩy nhau ra đường là hiện tượng rất phổ biến. Ngoài ra việc các em đi xe máy lạng lách, đánh võng cũng là hiện tượng diễn ra tương đối phổ biến. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới nhà trường cần đa dạng hoá nội dung bồi dưỡng Luật giao thông đường bộ cho học sinh, để các em có nhận thức đầy đủ về Luật, cũng như chấp hành luật giao thông đường bộ cho đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)