Giao thông đường bộ và Luật giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.2. Giao thông đường bộ và Luật giao thông đường bộ

* Giao thông đường bộ

Giao thông là thuật ngữ dùng để chỉ sự liên hệ giữa hai điểm (khu vực), tuy nhiên thuật ngữ giao thông gắn liền với từng ngữ cảnh. Cụ thể trong lĩnh vực giao thông vận tải, thuật ngữ giao thông được hiểu trong từng ngữ cảnh như sau: Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phương tiện hoạt động và con người đi lại, thì khi đó giao thông được hiểu là toàn bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông và được cụ thể hóa là mạng lưới hay hệ thống giao thông gồm cả giao thông động (phục vụ sự di chuyển của phương tiện hay đi lại của con người) giao thông tĩnh (phục vụ cho việc dừng đỗ thực hiện các tác nghiệp vận chuyển đầu cuối cho phương tiện và cho con người).

Về việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở thì giao thông ở đây có nghĩa là chuyển dịch người và phương tiện trên tuyến

đường giao thông từ nơi này sang nơi khác. Dòng phương tiện và người di chuyển trên đường được gọi là dòng giao thông (giao thông ở đây là tính từ), và sự va chạm ngẫu nhiên giữa chúng tạo nên tai nạn giao thông (phân biệt với các tai nạn khác như tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp,…). Tuy nhiên, trong thực tế, nhất là ở Việt Nam, trên đường ngoài phương tiện và người ra, còn có sự góp phần của các vật nuôi mà người dẫn đi trên đường, đó là vấn đề cần xem xét khi bàn về vấn đề an toàn giao thông. Do vậy, trong đề tài này khái niệm dòng giao thông được hiểu là tập hợp các phần tử di chuyển trên đường bộ.

Giao thông hiện nay chia thành nhiều loại hình như đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không,… trong đó giao thông đường bộ là một trong những loại hình cơ bản của giao thông. Theo luật giao thông đường bộ thì “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ” [12].

Vậy, GTĐB là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có tổ chức và được kiểm soát bởi chính phủ.

* Luật giao thông đường bộ

Luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Luật giao thông đường bộ ra đời nhằm điều chỉnh, kiểm soát giao thông và điều tiết phương tiện, được ban hành bởi nhà nước. Trong khi đó, luật giao thông cũng có thể bao gồm cả luật chính thức và luật không chính thức có thể được phát triển theo thời gian để tạo điều kiện cho lưu lượng giao thông có trật tự và kịp thời. Một giao thông có tổ chức thường có các quyền ưu tiên, các làn đường, và sự kiểm soát giao thông được thiết lập tốt tại các hệ thống chuyển làn. Giao thông đường bộ được tổ chức ở khắp mọi nơi, với các làn đường, hệ thống

chuyển làn, tín hiệu giao thông hoặc biển báo được đánh dấu. Giao thông thường được phân theo các loại: xe cơ giới (như ô tô, xe máy), phương tiện khác (như xe đạp, xích lô) và người đi bộ. Mỗi loại khác nhau sẽ có những làn đường nhất định, các quy định riêng về hình thức, giới hạn tốc độ. Một số khu vực đặc biệt có thể có các quy tắc rất chi tiết và phức tạp, hoặc luật ngầm mà mọi người phải tự hiểu, trong khi những khu vực khác còn phụ thuộc vào ý thức chung và sự sẵn sàng hợp tác của người lái xe.

Theo tác giả, luật giao thông đường bộ là hệ thống quy định quy tắc giao thông đường bộ do nhà nước ban hành nhằm bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và cho người tham gia giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)