Con đường giáo dục luật giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Con đường giáo dục luật giao thông đường bộ

1.3.5.1. Thông qua giảng dạy các môn học

Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ trong chương trình dạy học thông qua các môn học chiếm ưu thế.

Hoạt động dạy học trên lớp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho sự phát triển của HS. Tùy theo nội dung, chương trình của từng môn học mà GV lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát triển tri thức, kĩ năng, thái độ. GV có thể lựa chọn lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho học sinh ở trường trung học trong chương trình dạy học thông qua các môn học chiếm ưu thế.

GV cần nghiên cứu nội dung dạy học từ đó thiết kế các tình huống dạy học sinh, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo dựng được sự liên kết giữa HS với nhau, chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc, trao đổi thông tin, trao đổi những quan điểm cá nhân, xây dựng bầu không khí học tập thoải mái, không căng thẳng, mệt mỏi từ đó cuốn hút HS tham gia vào hoạt

động nhóm, lớp. Như vậy, thông qua dạy học lồng ghép, tích hợp không những đảm bảo được mục tiêu môn học mà còn giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

Về phía GV phải có trình độ hiểu biết sâu và năng lực thiết kế, tổ chức và kiểm tra đánh giá theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ. Về phía HS phải chủ động, tích cực, sáng tạo phối hợp với các HS khác hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

1.3.5.2. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không những giúp HS củng cố, mở rộng những tri thức mà còn hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện kĩ năng. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện qua nhiều hình thức: Hội thi, tham quan, giao lưu, tọa đàm, ngoại khóa. được tổ chức theo các chủ đề trong năm. Những hoạt động này thường thu hút và gây hứng thú cho học sinh, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh qua đó giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần chú ý tạo sự hấp dẫn, đa dạng, phong phú để thu hút đông đảo HS tham gia đồng thời cũng cần phải chú ý phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong tổ chức hoạt động để hoạt động này cũng là một trong những con đường cơ bản để giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

Học sinh được trực quan bằng nhiều hình thức phong phú như: tờ rơi, panô, áp phích, góc an toàn giao thông, website, phát thanh của nhà trường.

1.3.5.3. Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn

Hoạt động trải nghiệm là những hoạt động hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống cần thiết. Hoạt động này sẽ cung cấp cho HS kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. Các hoạt động trải nghiệm cho HS bao gồm hoạt động trải nghiệm sáng tạo và thực tiễn cuộc sống:

giao thông.

- Tổ chức sưu tầm các sử liệu, tranh ảnh, hiện vật có liên quan đến Luật giao thông đường bộ.

- Tổ chức cho học sinh đi thăm non các nạn nhân của tai nạn giao thông ở địa phương.

1.3.5.4.Thông qua sinh hoạt dưới cờ

Hoạt động sinh hoạt dưới cờ là hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm hình thành cho học sinh có thêm nhiều kỹ năng và hiểu biết về Luật giao thông đường bộ. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần sẽ tạo ra một sân chơi giúp học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, có thêm nhiều kiến thức và hiểu biết Luật giao thông đường bộ.

Hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh về mặt nhận thức. Giúp học sinh phát hiện những ưu điểm cũng như tồn tại của chính bản thân, mặt khác sinh hoạt dưới cờ còn có nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống tích cực cho học sinh qua những tiết chuyên đề hay những tiết tuyên truyền về ATGT, ủng hộ giúp giáo dục cho học sinh có tinh thần tương thân tương ái, biết đoàn kết, sẻ chia những khó khăn, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người gặp hoạn nạn khi tham gia giao thông đường bộ.

1.4. Lý luận về quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú

Lập kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh là quá trình người hiệu trưởng nhà trường xác định mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ và quyết định những công việc trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ để đạt được mục tiêu giáo dục luật đặt ra.

học sinh của hiệu trưởng trường cao đẳng DTNT bao gồm các công việc:

- Xác định mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ. Mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ là đích định hướng cho công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường phải đạt được. Khi thiết lập mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ cần đảm bảo thể hiện tất các chủ trương, chính sách giáo dục Luật giao thông đường bộ của nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo để từ đó hình thành các phẩm chất và năng lực thực hiện Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ bao gồm mục tiêu cung cấp tri thức pháp luật, nâng cao văn hóa tham gia giao thông cho học sinh; hình thành tình cảm và lòng tin đối với luật, hình thành được tình cảm công bằng và trách nhiệm.

- Nghiên cứu các văn bản nghị quyết về công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản của Bộ GD&VT cùng với các cơ quan chức năng có liên quan đến giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Đánh giá thực trạng công tác giáo dục luật hiện nay. Đây là công việc quan trọng trong lộ trình xây dựng giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh để kế hoạch đó sát với thực tiễn và phù hợp với học sinh, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức... Việc đánh giá thực tiễn đặc biêt là mặt yếu và hạn chế sẽ là cơ sở khoa học để đảm bảo kế hoạch khi thực hiện sẽ khắc phục được những tồn tại cần thiết trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ, tận dụng được các cơ hội, thời cơ tạo nên sức mạnh, điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ.

- Xác định các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường. Kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ là chương trình hành động cụ thể thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ. Kế hoạch giáo dục luật có hiệu quả đến đâu tùy thuộc vào nhiều vấn đề trong đó có một vấn đề cơ bản là xác định đúng các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho

học sinh trong nhà trường. Việc xác định rõ các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh với các nội dung cần thiết, lâu dài và cụ thể sẽ làm cho Luật giao thông đường bộ vừa đảm bảo toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời giải quyết.

- Lập kế hoạch thực hiện các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ. Việc thực hiện nội dung giáo dục được tổ chức bằng nhiều con đường khác nhau, nhà quản lý phải có kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ thông qua tổ chức hoạt động dạy học, thông qua sinh hoạt tập thể, thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn.

- Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch giáo dục Luật giao thông đường bộ: Biện pháp về tổ chức hành chính; biện pháp về tâm lý giáo dục, biện pháp về kinh tế để tiến hành giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Lập kế hoạch về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất cho việc giáo dục Luật giao thông đường bộ. Khi lập kế hoạch chiến lược hay kế hoạch cụ thể giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh phải dự kiến được tất cả các yếu tố vật chất phục vụ cho công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ để kế hoạch đó có thể thực hiện tốt.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú

Tổ chức giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh của hiệu trưởng là quá trình xác định các thành phần tham gia, xác định mối quan hệ giữa các thành phần tham gia, nhằm làm cho hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ thực hiện có hiệu quả, đạt được mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ đặt ra.

Nội dung công tác tổ chức bộ máy giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT bao gồm:

- Xác định các lực lượng tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường bao gồm: các lực lượng trong nhà trường, như hiệu trưởng cùng ban giám hiệu, các tổ chức chính trị trong nhà trường như: công

đoàn, đoàn thành niên,...

- Xây dựng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ. Xác định nhiệm vụ cụ thể của hiệu trưởng cùng ban giám hiệu. Nhiệm vụ và nội dung công việc cụ thể của tác tổ chức chính trị trong nhà trường trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh:

+ Hiệu trưởng là lãnh đạo cao nhất của nhà trường trực tiếp quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường, triển khai các chủ trương, chính sách về giáo dục Luật giao thông đường bộ của Đảng và Nhà nước, Bộ GT&VT, trao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường.

+ Các phó hiệu trưởng giúp việc cho hiệu trưởng và thừa ủy quyền của hiệu trưởng tổ chức giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

+ Các tổ chức chính trị như công đoàn, đoàn thanh niên, thông qua sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh, tổ chức giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Xây dựng cơ chế làm việc, tổ chức phối hợp điều hành hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ: Cơ chế làm việc giữa các bộ phận giáo dục trong nhà trường: hiệu trưởng - phó hiệu trưởng - tổ trưởng chuyên môn - giáo viên chủ nhiệm lớp; cơ chế làm việc với các tổ chức chính trị trong nhà trường. Việc xác định được chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể và thiết lập được cơ chế làm việc, quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường và với ngoài nhà trường sẽ là điều kiện đảm bảo để hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh đạt kết quả.

- Xác định các lực lượng tham gia và tổ chức tập huấn cho giáo viên cùng các lực lượng tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh về các nội dung, hình thức, phương pháp... giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú

Chỉ đạo hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng DTNT là quá trình người hiệu trưởng điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ, động viên, giúp đỡ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường cùng các lực lượng ngoài xã hội thực hiện nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ đã được xác định, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục Luật giao thông đường bộ đặt ra.

Nội dung công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh cao đẳng DTNT bao gồm:

- Ra các quyết định giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh bằng văn bản, cụ thể hóa các văn bản pháp quy của cấp trên về giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường.

- Tổ chức hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cụ thể là tiến hành các hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ như tổ chức dạy học môn học, đặc biệt là những môn học có ưu thế như Giáo dục công dân; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm mục đích giáo dục cho học sinh.

- Đôn đốc, động viên, kích thích hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các lực lượng tham gia vị trí công tác của mình để công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ đạt hiệu quả.

- Trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ nhiều khi do thực tiễn đòi hỏi cần thết phải điều chỉnh so với kế hoạch đã được xây dựng để đạt được mục tiêu giáo dục cho học sinh phù hợp với thực tiễn giáo dục đặt ra. Vì vậy, người hiệu trưởng, giám sát và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận, các thành viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục Luật giao thông đường bộ.

- Tổng kết đánh giá công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ để từ đó lựa chọn những điển hình, những ưu điểm, những mặt mạnh trong công tác giáo

dục Luật giao thông đường bộ. Trên cơ sở đó có tiền đề cơ sở để thực hiện các hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ phù hợp hơn và có hiệu quả hơn.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú

Kiểm tra hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh là quá trình người hiệu trưởng tổ chức giám sát hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ, kết quả hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ và uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc trong công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ trong những trường hợp cần thiết.

Nội dung kiểm tra hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng DTNT gồm:

- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá giáo dục Luật giao thông đường bộ. Các tiêu chuẩn kiểm tra có thể theo các tiêu chí về mục tiêu Luật giao thông đường bộ, nội dung Luật giao thông đường bộ, hình thức Luật giao thông đường bộ, các lực lượng tham gia Luật giao thông đường bộ và kết quả giáo dục Luật giao thông đường bộ.

- Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ theo kế hoạch. Hiệu trưởng cần phải phân tích kết quả, căn cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)