Kiểm tra kết quả thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Kiểm tra kết quả thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học

sinh Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra kết quả thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT

TT Kiểm tra Mức độ TBC Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá giáo dục Luật giao thông đường bộ

9 19.6 17 37.0 13 28.3 7 15.2 2.61 4

2

Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ theo kế hoạch

10 21.7 19 41.3 12 26.1 5 10.9 2.74 2

3

Kiểm tra việc thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ đã xác định theo các hình thức khác nhau

11 23.9 21 45.7 11 23.9 3 6.5 2.87 1

4

Phát hiện điều chỉnh các sai lệch khi tổ chức hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ

8 17.4 13 28.3 17 37.0 8 17.4 2.46 5

5

Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các bộ phận thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo

dục Luật giao thông đường bộ

Điểm trung bình 2.66

Kết quả bảng 2.12 cho thấy: Thực trạng kiểm tra kết quả thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn của CBQL và giáo viên ở mức Khá với ĐTB: 2.66, phổ ĐTB dao động từ 2.46 đến 2.87.

Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn đã thực hiện nhiều biện pháp Kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ, mức độ thực hiện từng nội dung được đánh giá không đồng đều nhau.

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Kiểm tra việc thực hiện giáo dục Luật giao thông đường bộ đã xác định theo các hình thức khác nhau” ĐTB: 2.87. Trao đổi với các CBQL trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, chúng tôi được biết các hình thức kiểm tra đã được thực hiện là kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp; kiểm tra báo trước và kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác giáo dục luật giao thông đường bộ. Chính vì vậy, việc “Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ theo kế hoạch” cũng được thực hiện khá với ĐTB: 2.74 (xếp thứ 2/5).

Việc “Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá giáo dục Luật giao thông đường bộ” đã được CBQL quan tâm nhưng chưa được đánh giá cao (ĐTB: 2.61). Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ theo chủ đề, các cuộc thi tìm hiểu được thực hiện tốt, nhưng đánh giá kết quả giáo dục luật giao thông đường bộ trong dạy học các môn học chưa có hiệu quả. Đặc biệt, kết quả đánh giá chưa có nhiều tác dụng để điều chỉnh hoạt động quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh, nội dung “Phát hiện điều chỉnh các sai lệch khi tổ chức hoạt động giáo dục Luật giao thông đường bộ” được đánh giá thấp nhất với ĐTB: 2.46.

Kiểm tra-đánh giá thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ là hoạt động rất quan trọng, có tác động phản hồi tích cực đến các hoạt động chung của

nhà trường. Qua khảo sát cho thấy tình hình chung của trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn là cần bổ sung các tiêu chí về tinh thần trách nhiệm vào quy định, tăng tính kiểm tra đột xuất, xét phần thưởng phạt, cần quan tâm nhiều hơn để độ chính xác cao, góp phần cho hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ được các giáo viên tiến hành tốt nhất.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

Hoạt động quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ trong trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các khía cạnh xã hội, bao gồm cả những yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thu được như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT

TT Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng TBC Thứ bậc Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % 1 Trình độ và kinh nghiệm quản

lý giáo dục của cán bộ quản lý 25 54.3 21 45.7 0 0.0 0 0 3.54 1 2 Sự tham gia của các tổ chức

chính trị trong nhà trường 18 39.1 28 60.9 0 0.0 0 0 3.39 4 3

Nhận thức và ý thức của giáo viên đối với công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ

22 47.8 24 52.2 0 0.0 0 0 3.48 2 4 Nhận thức của học sinh 20 43.5 26 56.5 0 0.0 0 0 3.43 3 5 Cơ sở vật chất 9 19.6 37 80.4 0.0 0 0 3.20 10 6 Sự phối hợp của các lực lượng

bên trong nhà trường 15 32.6 31 67.4 0 0.0 0 0 3.33 6 7

Các văn bản chỉ đạo của cấp trên đối với công tác giáo dục luật giao thông đường bộ

21 45.7 25 54.3 0 0.0 0 0 3.46 5 8 Môi trường kinh tế, văn hoá xã

hội 11 23.9 35 76.1 0 0.0 0 0 3.24 8 9 Gia đình 13 28.3 33 71.7 0 0.0 0 0 3.28 7 10 Sự tham gia của các lực lượng

Điểm trung bình 3.36

Kết quả bảng 2.13 cho thấy: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn của CBQL ở mức tốt với ĐTB: 2.36, phổ ĐTB dao động từ 3.20 đến 3.54.

Yếu tố được đánh giá là có sự ảnh hưởng lớn nhất chính là “Trình độ và kinh nghiệm quản lý giáo dục của cán bộ quản lý” ĐTB: 3,54. Hiệu trưởng là chủ thể của hoạt động quản lý, các quyết định quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, các CBQL của trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn rất quan tâm đến hoạt động giáo dục này bởi nó là cốt lõi của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Năng lực của đội ngũ hiệu trưởng được đánh giá hàng năm theo chuẩn hiệu trưởng ở mức độ Tốt.

Yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai là “Nhận thức và ý thức của giáo viên đối với công tác giáo dục Luật giao thông đường bộ” ĐTB: 3,48. GV là chủ thể tiến hành hoạt động luật giao thông đường bộ cho học sinh, chất lượng và hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ giáo viên.

Yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất là “Cơ sở vật chất” ĐTB: 3.20. Đây chỉ là yếu tố mang tính hỗ trợ cho hoạt động quản lý.

2.6. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng

2.6.1. Những ưu điểm

- Có triển khai các kế hoạch và thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ ngành, có thực hiện triệt để các văn bản chỉ đạo của quận về các hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Có sự phối hợp giữa nhà trường với lực lượng ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Có hệ thống tổ chức hoạt động và sự liên kết giữa lập kế hoạch và thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Có sự quản lý giữa các thành viên tham gia vào hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh đến quá trình giáo dục của các giáo viên

- Có sự tổ chức phân công, bố trí công việc đội ngũ tham gia vào hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

2.6.2. Những hạn chế

Công tác giáo dục luật giao thông đường bộ dù đã được thực hiện và dần đi vào nề nếp ở trường cao đẳng DTNT Bắc Kạn song hiệu quả giáo dục vẫn chưa đạt được mục tiêu là hình thành ý thức và kĩ năng tham gia giao thông đường bộ an toàn cho học sinh. Điều này thể hiện ở việc nhiều học sinh vẫn chưa tham gia giao thông đường bộ đúng Luật. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc đạt mục tiêu giáo dục luật giao thông đường bộ.

Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho các lực lượng giáo dục cũng đã được quan tâm triển khai ở nhà trường song hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền còn sơ sài, chủ yếu làm theo các đợt trong năm mà không có nhiều những sáng kiến, sáng tạo, chưa nhất quán triệt để tinh thần giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh đến các CMHS-PHHS; thiếu nội dung tuyên truyền-giáo dục luật giao thông đường bộ cho CMHS-PHHS trong những buổi sinh hoạt với CMHS-PHHS. Điều này dẫn đến việc các lực lượng GD chưa toàn tâm toàn ý với công việc mà chỉ thực hiện mang tính hình thức để hoàn thành kế hoạch của các cấp.

Công tác lập kế hoạch còn chung chung, chưa xác định được phương thức hoạt động, các nguồn lực dự kiến, chưa trù bị chuẩn thời gian thực hiện các hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ trong và ngoài nhà trường, chưa dự trù đa dạng các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ. Trong thực hiện, hiệu trưởng còn thiếu sự chỉ đạo cụ thể quá trình thực hiện công tác và hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ đến các giáo viên. Chính vì vậy, việc huy động và phát huy hết khả năng của bộ máy quản lý trong giáo dục luật giao thông đường bộ còn thấp.

Việc triển khai các hình thức, phương pháp giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường được thực hiện tương đối đa dạng, song thực tế tính chuyên môn và tính sư phạm chưa cao. Nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới việc tổ chức các buổi tập huấn bổ sung kiến thức giáo dục luật giao thông đường bộ cho các đối tượng cán bộ-giáo viên, chưa có nhiều các buổi sinh hoạt trao đổi kỹ năng giảng dạy giáo dục luật giao thông đường bộ và sử dụng đồ dùng dạy học đa dạng, chưa linh hoạt đổi mới nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt, giáo dục giáo dục luật giao thông đường bộ. Vì vậy, các hoạt động được triển khai còn sơ sài, thiếu sinh động, chưa thực sự thu hút được HS tích cực tham gia.

Công tác kiểm tra, đánh giá cũng được thực hiện theo kế hoạch, song chưa giám sát chặt chẽ công tác giáo dục luật giao thông đường bộ, việc kiểm tra đột xuất chưa thực hiện nhiều, chưa triệt để kiểm tra việc thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ của cán bộ-giáo viên và học sinh của nhà trường khi tham giao thông. Chính vì vậy, Hiệu trưởng khó có căn cứ để điều chỉnh kế hoạch GD cho phù hợp. Song song với đó, việc biểu dương, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy không kích thích được sự nỗ lực, sự sáng tạo trong công việc của các lực lượng tham gia giáo dục luật giao thông đường bộ.

Sự chủ động phối kết hợp của nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường tuy có triển khai song còn thiết sự linh hoạt, chưa phát huy được vai trò và thế mạnh của các lực lượng này. Bên cạnh đó, các điều kiện về CSVC cho hoạt động giảng dạy luật giao thông đường bộ trong và ngoài nhà trường còn nhiều hạn chế.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Ý thức chủ động tham gia học tập, tìm hiểu, thực thi kiến thức về luật giao thông đường bộ của học sinh còn thấp, các em vẫn chưa coi trọng việc học tập và chấp hành Luật giao thông. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục luật giao thông đường bộ nên chưa chú trọng đến việc giáo dục luật giao thông đường bộ cho con em mình, thậm chí còn làm

gương xấu cho con khi tham gia giao thông. Thực trạng vi phạm ATGT vẫn diễn ra thường xuyên trước mắt các em là ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và thái độ của HS. Những nguyên nhân đó làm cho việc GD ý thức cho các em HS trở nên khó khăn đối với nhà trường.

Việc lập kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ năm học hiện nay hầu như mới dựa trên việc rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm của năm học vừa qua và mục tiêu giáo dục năm tiếp theo của Bộ ngành đề ra mà chưa có sự quan tâm thích đáng.

Cán bộ quản lý các cấp cũng như GV trực tiếp thực hiện công tác giáo dục luật giao thông đường bộ đều là kiêm nhiệm, chưa thực sự chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức các hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ. Việc tổ chức tuyên truyền hay tập huấn chuyên môn về giáo dục luật giao thông đường bộ cũng chưa được tiến hành thường xuyên.

Điều kiện CSVC các trường học hoàn toàn bị động vì nhiều yếu tố mà chính nhất là nhà trường có diện tích sân bãi hẹp, không có nơi để giảng dạy thực hành giao thông. Kinh phí hỗ trợ cho các sáng kiến giáo dục luật giao thông đường bộ còn hạn hẹp.

Các buổi tập huấn định kỳ luật giao thông đường bộ về thời lượng không đủ, nội dung tập huấn chưa triệt để các vấn đề thiết yếu. Nhà trường muốn đề xuất ý kiến xin thêm tập huấn phải chờ lãnh đạo xét duyệt và kinh phí hỗ trợ.

Việc kiểm tra-giám sát-đánh giá chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá, vì thế mức độ giám sát hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ đến các giáo viên vẫn còn lỏng lẻo. Nhà trường chỉ kiểm tra được các hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ diễn ra trong khuôn viên trường.

Kết luận chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận đã xây dựng. Tác giả đi phân tích thực trạng giáo dục luật GTĐB tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn. Mặc dù nhà trường đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đã đạt được một số kết quả trong hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ và quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh như: Có triển khai các kế hoạch và thực hiện mục tiêu giáo dục luật giao thông đường bộ, có sự tham gia phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường trong giáo dục Luật GTĐB...Tuy nhiên, qua phân tích về thực trạng giáo dục luật giao thông đường bộ, nhất là quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ ở trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn vẫn còn một số hạn chế như sau: Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho các lực lượng giáo dục hiệu quả chưa cao; Công tác lập kế hoạch còn chung chung; Việc triển khai các hình thức, phương pháp giáo dục luật giao thông đường bộ thiếu tính thực tế; Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thực hiện nhiều; Sự chủ động phối kết hợp của nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường tuy có triển khai song còn thiết sự linh hoạt…

Những căn cứ lý luận và thực tiễn chỉ ra qua việc đánh giá thực trạng ở chương 2 cho thấy, cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu, đổi mới hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Những biện pháp cụ thể được tác giả đề tài đưa ra trong chương 3 của luận văn này.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DÂN TỘC NỘI TRÚ

BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)