Đặc điểm của lứa tuổi thanh thiếu niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Đặc điểm của lứa tuổi thanh thiếu niên

* Đặc điểm về sự phát triển thể chất

Lứa tuổi thanh thiếu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não

phức tạp và các chức năng của não phát triển, tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp... của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp. Đa số các em có cơ thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn.

* Những đặc điểm nhân cách chủ yếu

Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ: Ở lứa tuổi này tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.

Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy vậy quan sát của thanh niên cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định. Ở tuổi thanh niên, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng. Ghi nhớ ý nghĩa ngày một rõ rệt.

Do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của thanh niên có thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học hoặc chưa được học ở trường. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển... Những đặc điểm đó tạo điều kiện lớn cho học sinh thực hiện các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm bắt được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội... Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan.

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của lứa tuổi thanh thiếu niên. Quá trình này rất phong phú và phức tạp nhưng vẫn có một số đặc điểm cơ bản:

Ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể của mình một cách hoàn toàn mới và đến tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến

hình dáng bên ngoài của mình như vậy. Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn.

Sự hình thành tự ý thức ở lứa thanh thiếu niên là một quá trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau. Quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng: có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.

Đặc điểm quan trọng trong sự phát triển tự ý thức của thanh thiếu niên là sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em mới lớn phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình.

Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại như thiếu niên, mà còn nhận thức vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai.

Lứa tuổi thanh thiếu niên có thể hiểu rõ mình ở những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ, các em có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách. Lứa tuổi này không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, mà còn biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách. Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá, mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình.

Chúng ta phải thừa nhận là thanh niên học sinh có thể có sai lầm khi tự đánh giá. Nhưng vấn đề cơ bản là, việc tự phân tích có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích. Do vậy, khi sự tự đánh giá đã được suy nghĩ thận trọng, thì dù có sai lầm, thì chúng ta cũng phải có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu,

không được chế diễu ý kiến tự đánh giá của họ. Cần phải giúp đỡ học sinh một cách khéo léo để họ hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình.

Đời sống tình cảm của thanh thiếu niên rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc điểm đó được thể hiện rõ trong tình bạn của em. Ở lứa tuổi thanh niên nhu cầu về tình bạn tâm tình được tăng lên rõ rệt. Tình bạn sâu sắc đã bắt đầu từ tuổi các em, nhưng sang tuổi này tình bạn của các em trở nên sâu sắc hơn nhiều.

* Đặc điểm tâm lý của học sinh người dân tộc

Người dân tộc sinh sống, trình độ văn hoá cũng như trình độ sản xuất còn thấp kém so với các vùng dân cư khác, kéo theo đó là nhận thức của học sinh người dân tộc không được cao. Do đó, nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống cho các đồng bào dân tộc nói chung và học sinh nói riêng là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc san bằng trình độ phát triển kinh tế - văn hoá giữa miền xuôi và miền ngược, giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số đòi hỏi phải có hiện thực hoá, thông qua việc nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn bởi lẽ còn nhiều rào cản về sự hiểu biết đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc .

Học sinh dân tộc thiểu số là con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đa số các các em học sinh người dân tộc thiểu số đều là con em thuộc những hộ gia đình nghèo, việc lo cái ăn, cái mặc đã rất vất vả nên ít nhiều ảnh hưởng tới việc học tập của các em.

Khác với học sinh người Kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh người dân tộc thiểu số còn rất hạn chế về kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Do sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng chủ yếu các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt trở thành là ngôn ngữ thứ hai của các em.

thiên nhiên nên tư duy của các em thường mang tính hình tượng, cụ thể; tư duy trừu tượng, khả năng lập luận, óc phê phán ... của các em đa phần còn hạn chế.

Trong trường PTDTNT, học sinh còn có hoạt động rất đặc thù đó là hoạt động tự quản. Sau giờ học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì các em lại tham gia vào các hoạt động tự quản trong việc tự học và sinh hoạt ở khu vực nội trú của nhà trường. Vì vậy cần giáo dục cho các em khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao để các em có thể kiểm tra, nhắc nhở nhau cùng nhau thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ mà nhà trường đã đề ra.

Những khác biệt về ngôn ngữ trong giao tiếp, lối sống, tập quán sinh hoạt ... đã tạo ra những khoảng cách nhất định giữa học sinh người dân tộc thiểu số với học sinh người kinh, giữa học sinh người dân tộc thiểu số với thầy cô giáo mà một phần là người Kinh. Điều này góp phần làm hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức văn hóa, gây ra mặc cảm, tự ti cho học sinh người dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)