Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 114 - 119)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở khảo nghiệm tại thực tiễn quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, đề tài khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến 03 cán bộ quản lý nhà trường và 43 giáo viên. Tổng cộng 46 người.

Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất được đánh giá ở 4 mức độ: Rất cấp thiết (4 điểm); Cấp thiết (3 điểm); Ít cấp thiết (2 điểm);

Không cấp thiết (1 điểm).

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 4mức độ: Rất khả thi (4 điểm); Khả thi (3 điểm); Ít khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

Kết quả như sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ cấp thiết của biện pháp

TT Biện pháp

Mức độ

TBC Thứ

bậc Rất cấp

thiết Cấp thiết Ít cấp thiết

Không cấp thiết

SL % SL % SL % SL % 1

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh HS

25 54.3 20 43.5 1 2.2 0 0 3.52 3

2

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT

22 47.8 21 45.7 3 6.5 0 0 3.41 5

3

Tăng cường hiệu quả thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp

28 60.9 18 39.1 0 0.0 0 0 3.61 1

4

Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

24 52.2 21 45.7 1 2.2 0 0 3.50 4

5

Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

26 56.5 20 43.5 0 0.0 0 0 3.57 2

Trung bình chung 3.52

Bảng 3.3.Đánh giá tính khả thi của biện pháp

TT Biện pháp

Mức độ

TBC Thứ

bậc Rất khả

thi Khả thi Ít khả

thi

Không khả thi

1

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh

25 54.3 19 41.3 2 4.3 0 0 3.50 3

2

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT

30 65.2 15 32.6 1 2.2 0 0 3.63 1

3

Tăng cường hiệu quả thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp

19 41.3 27 58.7 0 0.0 0 0 3.41 4

4

Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

28 60.9 15 32.6 3 6.5 0 0 3.54 2

5

Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

21 45.7 21 45.7 4 8.7 0 0 3.37 5

Trung bình chung 3.49

Qua khảo sát cho thấy 100% CBQL và GV đều đồng ý cả 05 biện pháp là cấp thiết đến rất cần thiết. Xét về tính khả thi, cả 5 biện pháp đều khả thi đến rất khả thi.

Biện pháp “Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh” cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên có 54.3% rất cần thiết và rất khả thi.

Biện pháp “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT” có 47.8% đồng ý kiến rất cấp thiết, 65.2% đồng thuận tính

khả thi rất cao. Cho thấy việc lập kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch tổng thể trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn hiện nay là việc cấp thiết, các trường cần lưu ý tiến hành đề xuất kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ của năm và tháng xuyên suốt trong kế hoạch tổng thể.

Biện pháp “Tăng cường hiệu quả thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp” có 60% ý kiến rất cấp thiết, 41.3% cho rằng rất khả thi. Hiệu trưởng nhà trường nên định hướng xây dựng những tiết giáo dục luật giao thông đường bộ bằng những kiến thức từ chính thực trạng địa phương và trước cổng trường. Đây hứa hẹn là biện pháp trọng tâm đem lại hiệu quả nhiều hơn mong đợi.

Biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT” có 52.2% ý kiến rất cấp thiết và 60.9% cho rằng rất khả thi. Tâm lý đánh giá khen thưởng vẫn có tác dụng thiết thực đối với mọi đối tượng. Hiệu trưởng nhà trường cần cân nhắc điều này để thực thi cho nhà trường.

Biện pháp “Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT”. có 56.5% cho rằng rất cấp thiết, 45.7% đồng ý rất khả thi. Cũng là giá trị tích cực cho sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh. Trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn cần chú trọng biện pháp này, để quản lý hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục luật giao thông đường bộ trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường cao đẳng nghề DTNT

Biện pháp 3: Tăng cường hiệu quả thực hiện giáo dục luật giao thông đường bộ qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

Biện pháp 5: Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT

Tác giả đi khảo sát đánh giá về các biện pháp đã đề ra. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định: Cả 05 biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)