Ngành nghề đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Ngành nghề đào tạo

Nhà trường tuyển sinh đào tạo 27 ngành, nghề/ 03 cấp trình độ, như sau: - Trình độ Cao đẳng: 05 ngành nghề.

- Trình độ trung cấp: 08 ngành nghề. - Trình độ sơ cấp: 14 ngành nghề .

2.1.3.Chất lượng giáo viên

Tính đến 30/6/2019, tổng số viên chức và hợp đồng lao động là 82 người. Trong đó, viên chức sự nghiệp giáo dục và hợp đồng 68 có mặt 46 người (chiếm 56,10%), hợp đồng lao động làm việc theo vị trí việc làm là 36 người (chiếm 43,90%).

Trong tổng số 46 cán bộ, giáo viên, trong đó: Giáo viên cơ hữu 36 người, giáo viên kiêm chức: 13 người; Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn: 35 người, trình độ trên đại học: 15 người, Giáo viên có bằng sư phạm kỹ thuật: 06 người, chứng chỉ sư phạm.

Về trình độ: Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có về cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của trường. Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên có học vị Thạc sĩ là 17/82 (chiếm tỉ lệ 20,73%), trình độ Đại học 42 người (chiếm tỉ lệ 48,78%), Cao đẳng 02 (chiếm tỉ lệ 2,44%), trình độ khác 21 người (trung cấp, thợ bậc cao,...) chiếm tỉ lệ 25,61%; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp LLCT 04 người, Trung cấp LLCT 12 người.

Về cơ cấu tổ chức: Ban Giám hiệu 03 người (Hiệu trưởng, 02 hiệu phó), có 7 đơn vị trực thuộc gồm (04 phòng, 02 khoa, 01 trung tâm)

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn nhằm xác định cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát trên 146 cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của trường cao đẳng DTNT Bắc Kạn. Cụ thể như sau: 3 cán bộ quản lý, 43 giáo viên, 100 học sinh.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thu thập số liệu và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng DTNT Bắc Kạn dựa trên nội dung hệ thống câu hỏi của Phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

Các thông tin và số liệu khảo sát được trình bày theo các chức năng quản lý:

+ Lập kế hoạch cho công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho HS + Chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho HS.

+ Tổ chức thực hiện công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho HS + Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục luật giao thông đường bộ cho HS

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường cao đẳng DTNT Bắc Kạn để tìm hiểu sâu hơn nhận thức về giáo dục luật giao thông đường bộ, mức độ và hiệu quả việc giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin về ý nghĩa, nhận thức, mức độ và hiệu quả giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường cao đẳng DTNT Bắc Kạn.

Phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý, giáo viên gồm 11 câu hỏi và phiếu điều tra đối với học sinh gồm 4 câu hỏi. Kết quả thu được làm căn cứ đề xuất quy trình và giải pháp giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

2.2.5. Tiến trình khảo sát

- Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc.

- Điểm trung bình các mục trong các bảng được tính theo công thức:

X Ki i X Ki i X Ki N     

Các đại lượng trong công thức được quy địnhX: Điểm trung bình; Ki: Số người cho điểm sốXi; N: Số người tham gia đánh giá.

- Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hoá các mức độ đánh giá, chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đó, khoảng cách giữa các thang đo là: (4-3)/4 = 0,75. Cách tính điểm được thể hiện như sau:

Các mức độ Điểm 4 3 2 1 Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Mức độ thực hiện Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi Chưa bao giờ Mức độ chất lượng Tốt Khá Trung bình Yếu Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng Mức điểm 3,26 - 4,0 2,51 - 3,25 1,76 - 2,50 1- 1,75

2.3. Thực trạng giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường

Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1) để khảo sát. Kết quả thu được như bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ

Stt Ý nghĩa Mức độ TBC Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1

Nhằm cung cấp nâng cao kiến thức Luật giao thông đường bộ cho HS

11 23.9 19 41.3 14 30.4 2 4.3 2.85 1

2

Nhận thức giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết của Luật giao thông đường bộ cho HS

8 17.4 18 39.1 15 32.6 5 10.9 2.63 3

3

Giúp hình thành và nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng Luật giao thông đường bộ.

7 15.2 15 32.6 17 37.0 7 15.2 2.48 5

4

Nhằm tăng cường niềm tin của học sinh đối với Luật giao thông đường bộ

8 17.4 16 34.8 14 30.4 8 17.4 2.52 4

5

Nhằm xây dựng cho học sinh thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng Luật giao thông đường bộ

4 8.7 11 23.9 22 47.8 9 19.6 2.22 6

6

Giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường

Điểm trung bình 2.57

Kết quả bảng 2.1 cho thấy: Nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn với điểm trung bình là 2.57. Nội dung được đánh giá cao nhất là “Nhằm cung cấp nâng cao kiến thức Luật giao thông đường bộ cho học sinh” với 2.85. Kế tiếp là nội dung “Giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường” với điểm trung bình là 2.72.

Phỏng vấn thầy N.T.H giáo viên trường cao đẳng DTNT Bắc Kạn, thầy cho biết: “Giáo dục luật đường bộ cho học sinh có nhiều mục tiêu và theo tôi giáo dục luật hiện nay đều đã đạt được nhưng ở các mức độ khác nhau. Việc quan trọng nhất là làm sao giảm thiểu các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của học sinh và hoạt động giáo dục luật phải được tiến hành một cách có hệ thống, thống nhất trong nhà trường và ngoài xã hội nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của Luật giao thông đường bộ”.

Giáo dục luật giao thông đường bộ ngoài việc nâng cao kiến thức, giảm thiểu tai nạn giao thông, nó còn có vai trò quan trọng trong việc góp một phần vào và nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng Luật giao thông đường bộ; Nhằm xây dựng cho học sinh thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng Luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu này còn chưa được chú trọng. Do đó nội dung “Nhằm xây dựng cho học sinh thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng Luật giao thông đường bộ” ĐTB: 2.22 (đứng thứ 6). Nội dung “Giúp hình thành và nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng Luật giao thông đường bộ” ĐTB: 2.48 (đứng thứ 5). Điều này đòi hỏi trong thời gian tới nhà trường cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền để nhân cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ.

Nhìn chung nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn còn chưa đầy đủ. Điều này dẫn đến hành động của giáo viên chưa thật

sự tốt. Giáo viên chưa chú trọng đến việc lồng ghép kiến thức giữa các môn học với giáo dục luật giao thông đường bộ, hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh, bổ sung kiến thức cho các em về luật giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế và bất cập

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục luật giao thông đường bộ đối với bản thân, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 2) để tiến hành khảo sát, kết quả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ

Stt Ý nghĩa Mức độ TBC Thứ bậc Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1 Nhằm cung cấp nâng cao kiến thức Luật giao thông đường bộ cho HS

20 20.0 39 39.0 30 30.0 11 11.0 2.68 1

2

Nhận thức giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết của Luật giao thông đường bộ cho HS

17 17.0 34 34.0 34 34.0 15 15.0 2.53 3

3

Giúp hình thành và nâng cao thái độ, tình cảm, tôn trọng Luật giao thông đường bộ.

15 15.0 33 33.0 33 33.0 19 19.0 2.44 4

4

Nhằm tăng cường niềm tin của học sinh đối với Luật giao thông đường bộ 11 11.0 30 30.0 38 38.0 21 21.0 2.31 5 5 Nhằm xây dựng cho HS thói quen, xử sự và thực hiện các hành vi đúng Luật giao thông đường bộ

8 8.0 0.0 72 72.0 20 20.0 1.96 6

6

Giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đường bộ cho HS trong nhà trường

18 18.0 34 34.0 32 32.0 16 16.0 2.54 2

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, học sinh đánh giá về tầm quan trọng của giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường có ĐTB 2.41. Nội dung được đánh giá mức quan trọng nhất là “Nhằm cung cấp nâng cao kiến thức Luật giao thông đường bộ cho học sinh” ĐTB 2.68 và “Giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường” ĐTB: 2.54 .

Chúng tôi phỏng vấn em T.T.H học sinh trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn thì được biết: “Giáo dục luật giao thôg đường bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao kiến thức về luật giao thông đường bộ, từ đó sẽ giúp cho các em có nhận thức đúng, có thái độ đúng và hướng các em hành động theo hướng tích cực. Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường chỉ ở mức ban đầu, giúp học sinh nhận thức được một phần trong luật giao thông đường bộ, còn chưa giúp các em hiểu sâu sắc được vai trò, ý nghĩa trong việc thực thi luật, cũng như giúp các em hình thành thói quen, xử sự đúng luật giao thông đường bộ.

Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục luật giao thông đường bộ còn chưa cao, chính vì thế tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ trong học sinh, vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Nhà trường và gia đình chưa chú trọng tới việc giáo dục học sinh khi tham gia giao thông... Bên cạnh đó nhà trường còn chưa xem trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGTĐB đến học sinh, nên còn tiến hành mang tính hình thức vì vậy hiệu quả mang lại là chưa cao. Ngoài ra một số nơi việc tiến hành tuyên truyền phổ biến còn mang tính rập khuôn máy móc vì vậy chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Việc phối hợp giữa các CQNN với các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền phổ biến chưa thực sự đồng bộ, thống nhất. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới trường cao đẳng DTNT cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh trong việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường.

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn

Để tìm hiểu về thực trạng nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ trong trường cao đẳng nghề DTNT chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1) để tiến hành khảo sát. Kết quả thu được như bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ

TT Nội dung Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi Chưa

bao giờ

SL % SL % SL % SL %

1

Xây dựng những quy định, nhiệm vụ giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường với những yêu cầu cụ thể

0 0.0 7 15.2 28 60.9 11 23.9 1.91 11

2

Hoàn thiện chương trình giáo dục Luật giao thông đường bộ ở nhà trường

6 13.0 16 34.8 21 45.7 3 6.5 2.54 6

3

Đào tạo bồi dưỡng về nội dung, phương pháp giáo dục ATGT cho giáo viên, cán bộ chuyên trách về ATGT trong nhà trường

7 15.2 18 39.1 19 41.3 2 4.3 2.65 5

4

Hoàn thiện sách giáo viên, sách cho học sinh, tài liệu phổ thông về giáo dục Luật giao thông đường bộ

4 8.7 12 26.1 24 52.2 6 13.0 2.30 7

5

Bổ sung danh mục thiết bị, phương tiện giáo dục Luật giao thông đường bộ trong nhà trường

2 4.3 9 19.6 25 54.3 10 21.7 2.07 9

6

Trang bị tài liệu, phương tiện, thiết bị cần thiết cho giáo dục Luật giao thông đường bộ

TT Nội dung Mức độ TBC Thứ bậc Rất thường xuyên Thường

xuyên Đôi khi bao giờ Chưa

SL % SL % SL % SL %

7

Giáo dục cho học sinh đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy trên đường an toàn

7 15.2 20 43.5 19 41.3 0 0.0 2.74 4

8

Đội mũ bảo hiểm có chất lượng khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện;

8 17.4 19 41.3 19 41.3 0 0.0 2.76 3

9

Giáo dục cho học sinh hiểu biết và thực hiện theo tín hiệu giao thông, biển báo giao thông, hiệu lệnh chỉ dẫn của cảnh sát giao thông, khi tham gia giao thông

11 23.9 22 47.8 13 28.3 0 0.0 2.96 2

10

Mời cán bộ các phòng, Ban liên quan nói chuyện về Luật Giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông trên địa phương

0 0.0 8 17.4 24 52.2 14 30.4 1.87 12

11

Ký cam kết và tuyên truyền cho học sinh chấp hành tốt Luật giao thông

12 26.1 23 50.0 11 23.9 0 0.0 3.02 1

12

Tham gia các hội thi về tìm hiểu luật giao thông dưới dạng thi trắc nghiệm, thi sân khấu hóa, thi thực hành lái xe an toàn

3 6.5 11 23.9 12 26.1 20 43.5 1.93 10

Điểm trung bình 2.42

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Việc thực hiện các nội dung giáo dục Luật giao thông đường bộ được đánh giá chung ở mức trung bình với ĐTB: 2.42. Các nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ được thực hiện chưa đồng đều, có nội dung thực hiện ở mức tốt, có nội dung thực hiện ở mức khá và trung bình.

Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục luật giao thông đường bộ cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú bắc kạn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)