Quản trị rủi ro trong TDCT đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 33)

là rất quan trọng. Trên cở sở sự hiểu thấu đáo về những rủi ro của nó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đƣa ra mô hình quản trị rủi ro chặt chẽ cho doanh nghiệp mình. Từ đó phát huy đƣợc tính chất của tín dụng chứng từ là phƣơng thức đảm bảo thanh toán doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay.

1.4. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TDCT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU KHẨU

1.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong TDCT đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro.

Hay nói cách khác, quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đấy là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.

Khái niệm quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu đó là việc xác định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thanh toán bằng tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Qua đó phân tích nguyên nhân dẫn đến những rủi ro đó, đánh giá tổn thất rủi ro đến doanh nghiệp để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro trong tín dụng chứng từ có thể xảy ra.

1.4.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong TDCT đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Nếu công tác quản trị rủi ro đƣợc tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ mang lại lợi ích đảm bảo thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, hoạt động quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ nhất, quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động phòng ngừa, dự đoán rủi ro tổn thất, hạn chế tổn thất xảy ra, tìm ra biện pháp xử lý thích hợp. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể sử dụng tất cả những biện pháp và khả năng cũng nhƣ kinh nghiệm của mình để dự đoán các rủi ro có thể xảy ra. Khi đã dự đoán đƣợc các rủi ro còn giúp doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong việc phòng ngừa rủi ro, hoặc đƣa ra các biện pháp thích hợp để hạn chế các rủi ro.

Thứ hai, quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ sẽ góp phần chuẩn hóa qui trình thực hiện tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu. Thông qua việc quản trị rủi ro, doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ phát hiện ra những khe hở trong qui trình thực hiện tín dụng chứng từ tại doanh nghiệp mình. Các khe hở này có thể gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu. Khi tìm ra những khe hở, doanh nghiệp sẽ phân tích, đánh giá để dần dần chuẩn hóa qui trình thực hiện tín dụng chứng từ tại doanh nghiệp mình, lấp đầy các khe hở bằng cách chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các qui trình thực hiện. Ngoài ra doanh nghiệp xuất khẩu có thể ban hành qui trình để kiểm soát rủi ro, thiết lập các hệ thống kiểm soát rủi ro.

Thứ ba, quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ sẽ góp phần tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể là nó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần tăng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp, giảm thiểu những sai sót trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ tư, quản trị rủi ro tín dụng chứng từ tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu nắm vững đƣợc khả năng xảy ra rủi ro, những biện pháp hạn chế rủi ro…. Từ đó sẽ có những đàm phán với đối tác sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. Hay nói cách

khác, quản trị rủi ro tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu còn giúp nâng cao kỹ năng đàm phán với đối tác.

1.4.3. Đặc điểm quản trị rủi ro trong TDCT đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Các rủi ro trong tín dụng chứng từ là những rủi ro rời rạc có mức độ ảnh hƣởng đến tổn thất của doanh nghiệp xuất khẩu là nhƣ nhau. Dù là bất kỳ một rủi ro nào trong tín dụng chứng từ xảy ra thì doanh nghiệp xuất khẩu có thể sẽ không nhận đƣợc tiền thanh toán của hàng hóa đã xuất. Do đó, sự quản trị rủi ro trong từng giai đoạn là cần thiết và quan trọng nhƣ nhau. Điều này đòi hỏi cần có một mô hình quản trị rủi ro chặt chẽ và đồng nhất trong từng giai đoạn.

Để quản trị tốt và tránh các thiệt hại không đáng có, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu và lấy kinh nghiệm từ những rủi ro đã phát sinh tại chính doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Chính từ bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu phải sử dụng các phƣơng pháp phù hợp nhằm phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn trong phƣơng thức chứng từ. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thực hiện các bƣớc trong quy trình theo từng phƣơng pháp phù hợp với quy mô, đặc trƣng của doanh nghiệp mình. Mục đích là nhằm nhận ra đƣợc rủi ro trong tín dụng chứng từ tại doanh nghiệp mình, đánh giá rủi ro đó và thực hiện các biện pháp phù hợp để hạn chế thấp nhất các rủi ro cho doanh nghiệp và đảm bảo an toàn cho khâu nhận đƣợc tiền thanh toán từ đối tác. Các doanh nghiệp cần rà soát lại toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp mình, xem xét đánh giá từng công đoạn để xem công đoạn nào còn vƣớng mắc, mối quan hệ giữa các phòng ban ảnh hƣởng đến nhau nhƣ thế nào, phân loại các rủi ro và tiến hành hạn chế và quản trị các rủi ro đó một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau khi thực hiện việc quản trị:

Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết. Ra quyết định rủi ro ở cấp thích hợp.

Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp.

1.4.4. Chiến lƣợc quản trị rủi ro trong TDCT đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Để công việc quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu một cách hiệu quả thì việc xác định một chiến lƣợc quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ phù hợp sẽ rất cần thiết. Chiến lƣợc đó bao gồm các 3 bƣớc quyết định sự thành công cho một mô hình quản trị hiệu quả đó là: nhận dạng rủi ro, đánh giá phân tích rủi ro và kiểm soát rủi ro.

Nhận dạng rủi ro

Có rất nhiều phƣơng thức để xác định rủi ro. Mỗi phƣơng thức đều có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Tuy nhiên, thông thƣờng ngƣời ta sử dụng các phƣơng thức sau để xác định rủi ro trong tín dụng chứng từ là tổ chức hội thảo đánh giá rủi ro; tổ chức họp; thông qua phiếu điều tra; thông qua phân tích các tình huống… Trên thực tế, phƣơng thức xác định rủi ro đƣợc sử dụng nhiều nhất là tổ chức hội thảo đánh giá rủi ro. Tham dự hội thảo bao gồm Ban Giám đốc và lãnh đạo của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp. Các thành viên tại hội thảo sẽ cùng trao đổi để đƣa ra một danh sách các rủi ro trong tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu cần lƣu tâm. Danh sách các rủi ro này đƣợc tập hợp từ thực tế của doanh nghiệp đã gặp phải hoặc tìm hiểu từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc và nƣớc ngoài trong khâu thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

Các phƣơng pháp chung để nhận dạng rủi ro bao gồm: làm việc với bộ phận khác; làm việc với các nguồn bên ngoài; phân tích hợp đồng; phân tích số liệu tổn thất; phân tích chuỗi rủi ro….

Đánh giá, phân tích rủi ro

Nguồn lực của doanh nghiệp xuất khẩu là có hạn trong khi số lƣợng các rủi ro là rất lớn. Vì vậy, bƣớc tiếp theo sau khi lập đƣợc bản danh sách các rủi ro tiềm ẩn, thực hiện đánh giá các rủi ro. Doanh nghiệp sẽ phân tích, đánh giá từng rủi ro theo ba tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro, mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến doanh

nghiệp nếu xảy ra và nguyên nhân dẫn đến rủi ro xuất phát từ giai đoạn nào trong quá trình thực hiện thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại doanh nghiệp.

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đo lƣờng rủi ro có thể xảy ra là phƣơng pháp triển khai tổn thất, phƣơng pháp triển khai tổn thất dựa trên đối tƣợng rủi ro.

Kiểm soát rủi ro

Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà quyết định lựa chọn giải pháp phù hợp. Xây dựng kế hoạch ứng phó là giai đoạn quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu. Tại giai đoạn này doanh nghiệp phải đƣa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cụ thể cần thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp đƣa ra đƣợc các biện pháp khả thi, hữu hiệu và ít tốn kém. Sau đó doanh nghiệp sẽ tiến hành truyền đạt chiến lƣợc quản trị trong toàn thể doanh nghiệp. Giai đoạn này gồm các phƣơng pháp chung nhƣ sau: Tránh, từ bỏ; Ngăn ngừa; Giảm thiểu; Chuyển giao; Quản trị thông tin.

Có 3 nội dung phải đƣợc xác định cụ thể đối với từng rủi ro khi xây dựng kế hoạch ứng phó, đó là:

Những biện pháp phải thực thi để phòng chống, ngăn ngừa rủi ro xảy ra.

Thời hạn cụ thể phải thực hiện xong các biện pháp đã đƣa ra.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về tín dụng chứng từ và rủi ro trong tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Từ các khái niệm cơ bản, chƣơng 1 cũng nghiên cứu, đặc điểm các loại thƣ tín dụng; các loại rủi ro trong tín dụng chứng từ, nguyên nhân của từng rủi ro, tác động của các rủi ro tín dụng chứng từ đến doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, chƣơng 1 cũng đã nêu lên những vấn đề trọng yếu trong việc quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu chƣơng 2 dƣới đây.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TDCT THEO UCP600 VÀ ISBP681

TẠI CÁC DNXK VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam

Đối với nền kinh tế Việt Nam, vai trò của xuất khẩu, nhập khẩu lại càng quan trọng hơn. Xuất khẩu góp phần tăng trƣởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lƣợng tăng trƣởng và đẩy mạnh phát triển bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, tăng nguồn ngoại tệ cho nhà nƣớc. Nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nƣớc, thúc đẩy xuất khẩu phát triển mà còn giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Do đó, tình hình xuất nhập khẩu đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân của Việt Nam.

Bảng 2.1: Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ 2007 đến tháng 04/2013 Năm Tổng số Chia ra Cân đối (XK-NK) Nhập/ Xuất siêu so với tổng kim ngạch XNK

Xuất khẩu Nhập khẩu

Tỷ đô la Mỹ (%) 2007 111,3 48,6 62,8 -14,2 -29,2 2008 143,4 62,7 80,7 -18,0 -28,8 2009 127,0 57,1 69,9 -12,9 -22,5 2010 157,1 72,2 84,8 -12,6 -17,4 2011 203,7 96,9 106,8 -9,8 -10,2 2012 228,9 114,6 114,3 0,3 0,26 4 tháng đầu 2013 79,6 39,4 40,2 -0,8 -2,0 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê [32])

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm đƣợc thể hiện trong số liệu bảng 2.1 và biểu 2.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 2007 đến nay tăng lên theo hằng năm. Đặc biệt, Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế giới (viết tắt là WTO) ngày 07/11/2006 tại Geneva Thụy Sỹ và làm lễ công nhận chính thức vào ngày 11/01/2007. Hơn sáu năm qua kinh tế Việt Nam có rất nhiều thay đổi và biến động, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động rõ rệt của các thị trƣờng thƣơng mại quốc tế.

Biểu 2.1: Tổng kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam 2007 đến tháng 04/2013 111,3 143,4 127 157,1 203,7 228,9 79,6 0 50 100 150 200 250Tỷ USD 2007 2008 2009 2010 2011 2012 04 tháng đầu 2013 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê [32])

2.1.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho ngƣời hoặc tổ chức nƣớc ngoài nhằm thu ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thƣơng. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt đối với nƣớc ta, tỷ trọng xuất khẩu chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế. Xuất khẩu không những nâng cao đƣợc uy tín xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của Việt Nam. Trong đó, với vai trò đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nƣớc, hoạt động xuất khẩu đƣợc xem là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phƣơng tiện để thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta phát triển.

Biểu 2.2: Tổng kim ngạch XK, NK hàng hoá và cán cân thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn 2007 đến tháng 04/2013

48,6 62,7 57,1 72,2 96,9 114,6 39,4 62,8 80,7 69,9 84,8 106,8 114,3 40,2 -0,8 0,3 -9,8 -12,6 -12,9 -18 -14,2 -40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2007 2008 2009 2010 2011 2012 04 tháng đầu 2013 Tỷ USD

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê[32])

Đối với Việt Nam trong những năm qua tổng kim ngạch xuất khẩu là rất quan trọng. Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu mạnh mẽ của nƣớc ta. Số liệu bảng 2.1 và Biểu 2.2 từ năm 2007 đến năm 2011 cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu có tăng lên theo từng năm nhƣng luôn thấp hơn tổng kim ngạch nhập nhập khẩu. Cán cân thƣơng mại từ 2007 đến 2011 đều âm. Đặc biệt cán cân thƣơng mại trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 thâm hụt với con số từ 12 đến 18 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một nƣớc nhập siêu trải dài qua các năm. Đó là lý do mà chủ trƣơng chính sách của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu trên mọi lĩnh vực để cải thiện cán cân thƣơng mại. Vì vậy xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối Việt Nam hiện nay và cũng nhƣ những năm qua.

Nổi bật nhất trong những năm qua là năm 2012. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)